Một trong
những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động là lợi dụng vấn đề
tôn giáo để kích động, lôi kéo tín đồ và người dân gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo cớ cho hành động can thiệp từ bên ngoài,
hòng thực hiện âm mưu chống phá Việt Nam.
Đặc biệt, tại các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, chúng thường gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề
dân tộc để kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lập ra các tổ
chức núp bóng tôn giáo để thâm nhập, tập hợp, lôi kéo đồng bào. Đáng tiếc,
chiêu trò lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để thực hiện âm mưu chống phá của
chúng lại được một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam, trong đó có
Ủy ban tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) hoặc một số trang mạng cổ súy, tiếp tay.
Theo thống kê, đến năm 2022, Nhà
nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với khoảng 27 triệu
tín đồ, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 135 nghìn chức việc, trên 29 nghìn cơ sở
thờ tự… Hằng năm, có trên 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo với hàng vạn tín
đồ tham gia và trong 10 năm thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm hécta đất để xây dựng cơ
sở thờ tự.
Vụ tấn công trụ sở ủy ban nhân dân
xã và người dân bằng súng và vũ khí tự chế tại tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 vừa qua
đã trở thành tâm điểm để các thế lực thù địch “nhảy vào” mổ xẻ, “chụp mũ” lý do
tôn giáo, dân tộc. Đài RFA liên tục phát phỏng vấn những đối tượng tự xưng là
người dân tộc H’mong, người Thượng tự nhận là “nạn nhân bị đàn áp tôn giáo”
phải bỏ chạy lưu vong hoặc dẫn lời những nhân vật không tên tuổi với những chức
danh như “nhà thầu xây dựng ở Tây Nguyên”...
Thực tế cho thấy những hành động của
người dân Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sau vụ việc vừa qua chính
là câu trả lời đanh thép vạch trần và bác bỏ những luận điệu phản động, xảo trá
nói trên. Đồng bào đã trở thành “thành lũy vững chắc” hỗ trợ tích cực lực lượng
công an trong tố giác, vây bắt các đối tượng, vận động người thân ra đầu thú để
hưởng chính sách khoan hồng. Nhiều người dân quyên góp lương thực, thực phẩm,
nước uống, nấu hàng trăm suất ăn mỗi ngày để gửi đến các cán bộ, chiến sĩ đang
căng mình ngày đêm làm nhiệm vụ. Những việc làm cụ thể, thiết thực của người
dân Đắk Lắk đã khẳng định tinh thần đoàn kết, tình cảm quân dân một lòng, quyết
tâm đấu tranh với những âm mưu chống phá của những thế lực thù địch, bảo vệ
bình yên cho buôn làng.
Có thể khẳng định rằng, trong những
năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên đã đạt
nhiều kết quả khá toàn diện, với quy mô nền kinh tế năm 2020 gấp khoảng 14 lần
năm 2002. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2002 - 2020 đạt
7,98%, cao nhất trong các vùng, trong khi thu nhập bình quân đầu người gấp 10,6
lần. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải
thiện rõ rệt; khoảng 2,3 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau ở Tây Nguyên
được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; được giải quyết các nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng, hợp pháp; các tôn giáo được khuyến khích và tạo điều
kiện tham gia quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và
bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, đồng thời nghiêm cấm
hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước và công dân. Những luận điệu vu khống, bóp méo về tình hình
tự do tôn giáo ở Việt Nam càng làm lộ rõ bản chất xảo trá, âm mưu thâm độc của
các tổ chức phản động, thù địch như BPSOS, Việt Tân…, lợi dụng tôn giáo để kích
động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đây là những thủ đoạn cần
phải vạch trần, lên án và ngăn chặn kịp thời. Việc USCIRF và một số hãng truyền
thông phương Tây đưa ra đánh giá sai lệch, xuyên tạc về tình hình tự do tôn
giáo của Việt Nam chẳng khác nào hành động “hà hơi”, "tiếp sức" cho
những đối tượng phản động núp dưới vỏ bọc "tự do tôn giáo” để thực hiện
hành vi chống phá, khủng bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét