Các thế lực thù địch chống
phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên mọi lĩnh vực;
trong đó, có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Họ căn cứ vào những điểm mới trong sách trắng Quốc phòng Việt
Nam năm 2019 để đưa ra luận điệu sai trái, suy diễn không có căn cứ và xuyên tạc
nguyên tắc “bốn không”. Họ cho rằng: Việt Nam đưa ra
cái “không” thứ 4 khi đang ở thế bị động và sẽ nghiêng vào một nước khác khi cần
thiết. Rằng: “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc
tế” là “tự trói tay chân mình” và không phù hợp với tình hình thực tế, đi ngược
lại với xu thế toàn cầu hóa; “không sử dụng vũ lực” nghĩa là Việt Nam từ bỏ việc
dùng vũ lực trong bảo vệ đất nước. Đặc biệt, lợi dụng tình hình phức tạp trên
Biển Đông, họ đả kích, cho rằng nếu thực hiện chính sách quốc phòng như trên
thì Việt Nam sẽ không thể giữ vững chủ quyền, không thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc rồi tìm cách hô hào cổ súy tư tưởng dựa dẫm, lệ thuộc vào các nước
lớn, đặc biệt là Mỹ, hoặc khối NATO, v.v.
Gần đây, trên trang blog Đối
Thoại, đối tượng Nguyễn Quang Dy tán phát bài “Việt Nam và Mỹ trở về tương
lai”, hay trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Việt Nam cần đề
phòng tình huống xấu nhất từ căn cứ Trung Quốc ở Campuchia”, nội dung xuyên tạc
đường lối đối ngoại, chính sách quốc phòng “bốn không” và chuyến thăm dự kiến đến
Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden; kêu gọi Việt Nam cần phải thay đổi quan
điểm trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, chọn bên trong quan hệ quốc
tế, kích động, gây chia rẽ mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước.
Trước hết, chúng ta cần nhận thức sâu
sắc rằng, chính sách quốc phòng bốn không “Không tham gia liên minh quân sự;
không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ
quan sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là thể hiện tính nhân văn sâu sắc
trong quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta trong thời bình. Chính
sách này đã thể hiện sự nhất quán nhằm triệt tiêu hoàn toàn mầm mống chiến
tranh đến từ phía Việt Nam; không cho bất cứ ai có thể lợi dụng Việt Nam, lãnh
thổ Việt Nam để xâm lược hoặc gây phương hại nước khác. Đây là những yếu tố rất
quan trọng để bảo đảm hòa bình thực sự không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối
với các quốc gia khác trên thế giới.
Từ thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, Việt Nam luôn thấu hiểu giá trị của hòa bình. Giá trị hòa
bình đó cũng đồng thời là mục tiêu cao cả của nhân loại chân chính đã và đang
hướng tới. Xuyên suốt lịch sử mấy nghìn năm và hiện nay, trong khả năng của
mình, Việt Nam đã và đang làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình cho
đất nước; đồng thời, đóng góp tích cực vào đảm bảo môi trường hòa bình trong
khu vực và trên thế giới. Vì vậy, trong chính sách quốc phòng, từ lâu, Đảng,
Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện chủ trương “bốn không”. Chủ trương của Việt
Nam hiện nay không có nghĩa là Việt Nam không quan hệ, hợp tác quốc phòng với
các nước mà “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể,
Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết
với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Chính sách quốc phòng “bốn
không” là thông điệp hòa bình và cũng là cam kết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
Việt Nam gửi đến các quốc gia trên thế giới. Thấu
hiểu giá trị của hòa bình, Việt Nam luôn mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy
của các quốc gia trong quan hệ quốc tế, sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác, kể cả
hợp tác quốc phòng, trên cơ sở không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị
và trình độ phát triển. Việt Nam không chấp nhận quan hệ hợp tác dưới bất kỳ
điều kiện áp đặt hoặc sức ép nào. Việt Nam chưa từng và cam kết sẽ không bao
giờ gây hấn hay xâm lược nước khác, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế. Đó là tôn chỉ, là truyền thống văn hóa đã trở thành
cốt cách của dân tộc Việt Nam. Chính sách quốc phòng “bốn không” là thông điệp
hòa bình, đúng đắn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến
động, phức tạp, khó lường hiện nay. Vì vậy, chính sách quốc phòng “bốn không”
là sự chủ động bày tỏ thiện chí, thái độ thẳng thắn của Việt Nam, xuất phát từ
khát vọng hòa bình, vì hòa bình của chính dân tộc mình cũng như hòa bình của
nhân loại, chứ không phải vì “sự yếu kém” của
an ninh, quốc phòng như các thế lực thù địch, chống phá đã rêu rao.
Ủng hộ chính nghĩa, vì hòa bình là chủ trương nhất quán của
Đảng, Nhà nước ta và được thể hiện trong chính sách quốc phòng “bốn không” là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thời cuộc và xu thế chung của lịch sử nhân
loại. Quốc gia
muốn yên ổn và phát triển phải giữ được sự độc lập, tự chủ, không lệ thuộc nước
nào, không là đồng minh với nước này để chống lại nước kia, không có những hành
động gây ảnh hưởng tới an ninh cho quốc gia khác, bình thường hóa với tất cả
các nước, coi các nước đều là đối tác, nếu có hành động tạo sự căng thẳng với một
nước lớn nào đó thì rất nguy hiểm. Vì thế, trong quan hệ với các nước, nhất là
các nước láng giềng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn giữ vững quan hệ hữu
nghị, hợp tác cùng phát triển, không để đụng độ, va chạm xảy ra làm ảnh hưởng đến
môi trường hòa bình phát triển đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét