Từ đầu thế kỷ 21, thế giới bước vào cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của
không gian mạng, hợp nhất công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, kết hợp
giữa hệ thống ảo và thực thể, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra
sản phẩm, từ đó tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá
trị.
Sự kết nối và tương tác thông qua Internet đã
mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội của nhân loại.
Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan
trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Do vậy, phát
triển và làm chủ không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách của nước ta hiện nay.
Bên
cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, nước ta cũng phải đối mặt
với các nguy cơ, như: Chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm
mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, tội
phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật nhà
nước, bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin;
sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia.
Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng
của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng
tâm, trọng điểm; sử dụng các trang mạng facebook Việt Tân, blog Việt Nam Thời
Báo liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại, xuyên tạc chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tổ chức các chiến dịch công kích, bôi
nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
Trước tình hình
trên, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an
toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và giải
pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn
với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng;
xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng, bảo
vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ
thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông
tin mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17-6-2014
về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình
hình mới.
Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua ngày
12/6/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Ngày 14/8/2018, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án
giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin
phục vụ chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (Đề án).
Từ
khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia được đề cập trong Luật An ninh quốc gia Việt
Nam năm 2004 có thể hiểu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian
mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động
xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng. Thực tế cho thấy,
không gian mạng quốc gia Việt Nam chứa đựng những yếu tố hết sức quan trọng,
nếu bị xâm hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích, an ninh quốc gia. Hiện
nay, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ âm
mưu, hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng luôn lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ
thuật và không gian mạng vào các hoạt động chống phá với các thủ đoạn ngày càng
tinh vi, nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia trên
không gian mạng đặt ra trong tình hình hiện nay là hết sức cấp thiết. Chính vì
vậy, Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 5/9/2019, của Bộ Chính trị, về “Chiến
lược bảo vệ an ninh quốc gia” xác định, cần phải tăng cường bảo vệ an
toàn, an ninh mạng các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và các hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh
ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng; khắc
phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng, an ninh
thông tin.
Bảo
vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng được xác định là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Do đó, để triển khai công tác này, phải phát huy
được sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đồng thời, xác định đây là
cuộc đấu tranh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ trọng yếu
của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, lực lượng an ninh mạng và cảnh sát
phòng, chống tội phạm công nghệ cao có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên không gian mạng. Đây là quan điểm, tư
tưởng cơ bản, xuyên suốt của Đảng, quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ
an ninh, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các nguyên tắc cần quán triệt
trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng bao gồm: Tuân thủ Hiến pháp,
pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất
của Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân
tộc; lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng làm
nòng cốt. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ
xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian
mạng.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Kiên quyết, kiên
trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”(5). Trong bối
cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch, phản động
luôn lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để chống phá Việt Nam, đặc biệt là
gia tăng các hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trên
không gian mạng, do đó, để bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng theo
tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Như
vậy, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng là bảo vệ chế độ chính trị và
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên không gian mạng; bảo vệ an ninh về tư
tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; bảo vệ an ninh trong
các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia
trên không gian mạng; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an
ninh quốc gia trên không gian mạng; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe
dọa an ninh quốc gia trên không gian mạng. Vì vậy, công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu
hóa các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia,
tội phạm mạng được tiến hành khẩn trương, có hiệu quả. Việc hướng dẫn, kiểm tra
công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ trên không gian mạng được chú
trọng. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng
cường và đạt được những thành tựu nhất định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét