Từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến
nay luôn tôn trọng và có chính sách để toàn thể Nhân dân được tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền và đất nước. Chưa bao giờ Đảng “ngăn cấm” các tổ chức đoàn thể
tham gia hội họp, đóng góp ý kiến xây dựng đất nước.
Trước hết, trong Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013
của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền. Quyết định khẳng định vai trò các tổ chức đoàn thể trong công tác xây dựng
Đảng và Chính quyền hết sức quan trọng. Quy định cụ thể chức năng của từng tổ
chức, các chính sách để tham gia đóng góp ý kiến. Và việc tham gia đóng góp và
xây dựng Đảng và chính quyền được quy định rõ trong Nghị Quyết của Đảng.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước,
các Triều đại của dân tộc ta đã biết khơi dậy lòng yêu nước, tập hợp nhân dân tạo
thành lực lượng có sức mạnh vô cùng lớn để chống thiên tai, địch họa, giữ vững
sự trường tồn của dân tộc. Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của các thế
lực xâm lược. Phát huy tinh thần đó Đảng ta đã vận dụng sáng tạo truyền thống của
dân tộc và thấm nhuần sâu sắc, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng vào cách mạng nước ta một cách phù hợp với
thực tiễn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh tổng hợp của cả
dân tộc đã được phát huy cao độ đặc biệt trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền tháng 8 năm 1945 đập tan chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng nhà nước
Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Để huy động sức mạnh của toàn dân tộc Đảng ta
đã chủ động tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân thành lập Mặt trận Việt
Minh. Ngay sau đó các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh như: Công nhân cứu quốc,
Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc đã được thành lập và
phát triển nhanh chóng ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cuộc Tổng khởi
nghĩa diễn ra trong điều kiện thuận lợi, phát huy sức mạnh của mọi thành phần lực
lượng và chính quyền đã thuộc về nhân dân.
Sau khi giành được chính quyền đât nước ta tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Thực sự không có hình tượng nào phản ánh đúng hơn. Đảng,
Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đối sách vô cùng sáng suốt,
linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên quyết. Riêng trong việc xây dựng và củng
cố chính quyền, vấn đề được coi là cơ bản, cốt yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội,
đã được thực hiện rất quyết liệt và đạt được những kết quả rất quan trọng, góp
phần giữ vững thành quả cách mạng. Có thể nhắc đến như vận động nhân dân tham
gia thực hiện “Tuần lễ vàng”, thực hành tiết kiệm để chống đói, tổ chức các lớp
“Bình dân học vụ” để phát huy vai trò của nhân dân. Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn
ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333
đại biểu. Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn ra trong điều
kiện chiến sự, có sự cản trở, phá hoại của bọn phản động và sự hạn chế đi lại
nhưng có đến 89% cử tri đi bầu; thậm chí ở Trung bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã
có đổ máu, với ít nhất 42 cán bộ của ta hy sinh. Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội
đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu;
với hai đảng đối lập, Việt Quốc nắm một số bộ gồm Kinh tế, Ngoại giao, Việt
Cách nắm chức Phó Chủ tịch Chính phủ, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế - Lao động, Canh
nông. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 tại kỳ họp thứ hai.
Hiện nay, ở Việt Nam vai trò năng động của các tổ chức
và phong trào xã hội ngày càng rõ rệt. Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích
cực vào thực hiện “dân chủ cơ sở”, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội...
Các tổ chức xã hội thực hiện chức năng đại diện cho
quyền lợi của các nhóm công dân bị thiệt thòi khi đưa ra các khuyến nghị, tác động
đến điều kiện chính trị và quá trình soạn thảo chính sách nói chung. Như vậy,
TCXH có một vai trò quan trọng trong việc đòi hỏi và thúc đẩy tinh thần trách
nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình thông qua giám sát và phản biện
chính sách.
Qua hoạt động thực tiễn cho thấy, các TCXH có các vai trò rất đa dạng, góp phần xây dựng
kinh tế - xã hội thông qua những hoạt động như: là người đại diện cho các đối
tượng cần sự trợ giúp; có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật; tập huấn và xây dựng năng
lực; cung cấp dịch vụ; góp phần xác định vấn đề và giải pháp, mở rộng sự hiểu
biết của công chúng về các vấn đề phát triển; cung cấp thông tin; tư vấn, phản
biện và giám định xã hội, thẩm định những chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt
động của các cơ quan nhà nước; góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo
vệ hội viên; tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục
thể thao, các hoạt động từ thiện nhân đạo; thực hiện những dịch vụ xã hội không
vụ lợi, phi lợi nhuận; tiến hành các hoạt động công tác xã hội hướng vào việc
thực hiện an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tham gia giám sát thực hiện luật
pháp, chính sách.
Như vậy, kể cả về chủ trương và thực tiễn thì Đảng ta
luôn tôn trọng quyền tự do của các hội đoàn dân chủ hay chính là các đoàn thể
xã hội. Bởi Đảng nhận thấy được vai trò to lớn của các đoàn thể trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, mỗi công dân đang ở các tổ chức nào trong đất nước
Việt Nam cần phải nắm chắc các quy định khi tham gia đóng góp vào công cuộc xây
dựng đất nước, đồng thời đấu tranh với các quan điểm xuyên tác quan điểm trên.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa