Giai đoạn sau năm 1989, Việt Tân tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Mặc dù năm 1987, Hoàng Cơ Minh bị thương và đã tự sát. Năm 1991, chiến dịch "Đông tiến 3" cũng bị thất bại nhưng Việt Tân vẫn lừa dối nhiều người Việt Nam ở nước ngoài không công bố thông tin này để vận động quyên góp tiền cho “kháng chiến”, có thông tin cho biết số tiền lên đến hàng trăm triệu USD nhưng chủ yếu rơi vào tay các cá nhân cầm đầu tổ chức này.
Năm
2001, “tổ chức Mặt Trận” chính thức công bố sự thật về cái chết của Hoàng Cơ
Minh. Năm 2004, tại Đức, tổ chức Mặt Trận tuyên bố giải tán và công khai hóa
Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (gọi tắt là Việt Tân).
Tháng
8/2006, Việt Tân đã tổ chức nhóm “sang sông”, thực chất là chiến dịch “Đông
tiến 7”, và nhóm “liên minh dân tộc” với ý đồ đưa người về nước tiến hành các
hoạt động khủng bố. Để thực hiện âm mưu này, Việt Tân đã từng bước công khai
hóa tổ chức. Từ tháng 3 đến tháng 11/2007, Nguyễn Kim - chủ tịch
“Việt Tân” đã chỉ đạo Nguyễn Hải tên gọi khác là Khunmi Somsak, Nguyễn Quang
Phục, Nguyễn Quốc Hải ở Thái Lan 4 lần về Việt Nam khảo sát, thiết lập tuyến
đường bí mật xâm nhập vào Việt Nam, móc nối cơ sở, tán phát truyền đơn, thuê
nhà tìm địa điểm ẩn náu cho đồng bọn.
Đồng
thời, cử Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân về nước bằng con đường bất hợp pháp;
Nguyễn Thị Thanh Vân và Trương Leon về Việt Nam bằng con đường công khai, có
nhiệm vụ chỉ đạo số đối tượng trong nước biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn
nhằm gây hoang mang, uy hiếp tinh thần của một bộ phận người dân..., nhưng đã
bị cơ quan an ninh điều tra của ta phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật. Nhóm đối tượng này đã được đồng bọn trong nước cung cấp tên 40 công
ty và 7.000 địa chỉ người thân nhận thư, 1.000 USD để mua thiết bị máy in, usb,
tem, bì thư... để tin 7.000 tờ truyền đơn.
Một
vụ việc khác tinh vi hơn đã được Báo An ninh Thế giới Online đưa tin là việc
“Việt Tân” tổ chức cho Phạm Minh Hoàng, thành viên của “Việt Tân” tại Pháp về
Việt Nam làm giảng viên hợp đồng của một trường Đại học tại TP Hồ Chí Minh.
Dưới bút danh Phan Kiến Quốc, tên Hoàng đã viết nhiều bài. Trong đó, 33 bài
viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam rồi gửi cho tổ chức khủng bố Việt Tân đăng tin, tán phát trên
mạng internet nhằm mục đích kích động, lôi kéo người dân biểu tình. Tháng
8-2011, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử, tuyên bố Hoàng phạm
tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, Hoàng tiếp tục
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia nên đã bị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tước quốc tịch, trục xuất về Pháp vào giữa năm 2017.
Tiếp đó, từ tháng 8/2009 đến tháng 11/2011, “Việt Tân” tổ chức đưa 17 đối tượng là cơ sở trong nước nhiều lần sang Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines và Mỹ để các thành viên của “Việt Tân” huấn luyện phương thức hoạt động. Ngày 2/8/2011, khi các đối tượng nhập cảnh về Việt Nam thì bị cơ quan an ninh Bộ Công an phát hiện, bắt giữ và khởi tố 17 bị can; đề nghị truy tố 14 bị can, truy nã 3 bị can.
Mới
đây nhất là ngày 11/11/2019, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội: "Khủng bố nhằm chống chính quyền
nhân dân," "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức."
Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949, quốc tịch Việt Nam,
Australia), Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, trú tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam), Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh) bị truy tố về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân"
theo quy định tại Điều 113, khoản 2, điểm a, Bộ luật Hình sự năm 2015. Ba bị
cáo còn lại là Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài và Nguyễn Thị Ánh bị truy tố về tội
"Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" do đã có hành vi làm
giả nhiều chứng minh nhân dân, hồ sơ xin việc làm cho các đối tượng trong vụ
án. Với những bằng chứng xác đáng, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh tuyên phạt Châu Văn Khảm 12 năm tù; Nguyễn Văn Viễn 11 năm tù và Trần
Văn Quyền 10 năm tù (cả hai bị quản thúc 5 năm sau khi mãn hạn tù). Các bị cáo
còn lại Bùi Văn Kiên bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Ánh 3 năm tù, Trần Thị Nhài
3 năm tù.
Không
dừng lại ở đó, trong năm 2019, số cầm đầu “Việt Tân” tại Mỹ còn chỉ đạo số đối
tượng tại TP Hồ Chí Minh tính toán khả năng thực hiện một số hoạt động phá hoại
ở Việt Nam vào các dịp lễ lớn. Ban đầu, Việt Tân chủ trương tiến hành đặt bom
phá hoại một số tượng đài ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng đã
thay đổi kế hoạch nhằm vào TP Hà Nội theo 3 hướng. Hướng thứ nhất là đặt bom
trong thùng rác công cộng ở một số địa điểm quan trọng, tập trung là khu vực
trung tâm của Hà Nội. Phương án hai là kích động một số đối tượng cực đoan, quá
khích tập trung gây “náo loạn” trước khu vực trung tâm chính trị nhằm tạo điểm
nóng, thu hút sự chú ý của lực lượng an ninh để các đối tượng khác tiến hành
đánh bom theo kế hoạch. Sau đó, bố trí ghi hình, tung lên mạng xã hội tất cả
các hoạt động nhằm gây tiếng vang, vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp khủng
bố” các nhà “hoạt động dân chủ”, “bất đồng chính kiến”.
Đầu
tháng 8/2019, trên cơ sở khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF)
về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và đề nghị của Ngân hàng Phát triển châu
Á (ADB), Bộ Công an đã công bố danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng
bố, tài trợ khủng bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét