Muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, trước
hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số, nhất là người
dân ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, là những yếu tố về công nghệ, phương
tiện, kỹ thuật...
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền
thông, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số
do người đứng đầu làm Trưởng ban. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính
sách về chuyển đổi số ở địa phương được quan tâm chỉ đạo, có trọng tâm, hiệu
quả hơn.
Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng
của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành và địa phương đã và đang có
chuyển biến tích cực, đi vào thiết thực. Ở những thành phố lớn, như: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức
về chuyển đổi số có nhiều thuận lợi hơn so với một số địa phương ở vùng sâu,
vùng xa.
Nếu như cách đây khoảng một năm về trước,
chuyển đổi số là cụm từ khá xa lạ với người dân trên địa bàn khu phố Păng (thị
trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thì đến nay, người dân đã cảm nhận
được lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số mang lại. Điều này có đóng góp không
nhỏ của công tác truyền thông.
Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã tuyên
truyền, phổ biến để người dân biết và tham gia, hưởng ứng nhiệt tình trong quá
trình thực hiện chuyển đổi số và người dân thấy rằng chuyển đổi số giải quyết
các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thị trấn Sơn Lư được thành
lập trên cơ sở hợp nhất thị trấn Quan Sơn và xã Sơn Lư cũ, có quy mô 11 khu phố
và hơn 1.500 hộ dân.
Với mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số giai
đoạn một tại Quan Sơn, ngay từ đầu tháng 9, trên cơ sở hướng dẫn của Sở Thông
tin và Truyền thông tỉnh và tham mưu của Phòng Văn hóa huyện, VNPT Quan Sơn, sự
quyết tâm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị trấn Sơn Lư, kế hoạch chuyển đổi số
giai đoạn một đã được vạch ra với các bước cụ thể, như: Tổ chức tập huấn, tuyên
truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung của chuyển đổi số đến từng người dân; khảo
sát hiện trạng các chỉ số chuyển đổi số tại địa bàn thị trấn; phân loại, tổ
chức triển khai các chương trình chuyển đổi số cho các nhóm đối tượng; đề xuất
lộ trình đầu tư, triển khai các chương trình chuyển đổi số trọng điểm; đánh
giá, tổng kết kết quả chuyển đổi số giai đoạn một.
Khu phố Păng là khu phố thứ sáu trong số 11
khu phố được Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thị trấn Sơn Lư phối hợp với VNPT tại
địa phương triển khai chương trình tập huấn. Người dân trên địa bàn đồng tình,
hưởng ứng với mong muốn các hoạt động chuyển đổi số sẽ đi vào đời sống, sinh
hoạt, góp phần kéo gần khoảng cách giữa các vùng, miền.
Mường Nhé là một huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh
Điện Biên. Huyện Mường Nhé có 11 đơn vị hành chính xã, 110 bản, tổ dân cư,
trong đó có sáu xã biên giới, 8.599 hộ, 47.229 nhân khẩu, với 10 dân tộc cùng
sinh sống. Tính đến nay toàn huyện có hai bưu cục, 11 điểm bưu điện-văn hóa xã.
Theo báo cáo, đến cuối năm 2008 toàn huyện có
1.386 máy điện thoại, đạt 0,2 máy/100 dân. Tổng số xã có máy điện thoại đến
trung tâm xã là 11 xã, chiếm 100% tổng số xã trên toàn huyện. Xuất phát điểm
thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn thiếu và chưa được đầu tư đồng bộ,
nguồn lực đầu tư hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển...
Thế nhưng, Đảng bộ, chính quyền đã nỗ lực vượt
qua mọi khó khăn, nhất là tăng cường công tác nội chính, cải cách hành chính;
xây dựng chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy
mạnh công tác thông tin, truyền thông theo hướng công khai minh bạch, kịp thời
tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Bí thư Huyện ủy Mường Nhé, Nguyễn Quang Hưng
cho biết: Công tác xây dựng chính quyền số, tổ chức bộ máy được quan tâm; công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về công nghệ thông tin được
bảo đảm. Chúng tôi đã tiến hành mở các lớp tập huấn công nghệ thông tin nâng
cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn cài đặt các phần mềm mở,
phần mềm ứng dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức cho các xã,
huyện, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo trong việc đưa công nghệ
thông tin vào công việc của mình được thuận lợi. Một trong những yếu tố quan
trọng góp phần mang lại hiệu quả cho công tác quản lý hành chính nhà nước là
ứng dụng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bởi huyện Mường Nhé vẫn là huyện nghèo, kết
cấu hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin hiện có chưa đủ để nâng cao hiệu quả
trong công việc cũng như trong quản lý điều hành.
Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mường Nhé, Pờ
Diệu Ninh cho biết: Phải thẳng thắn nhìn nhận, một bộ phận cán bộ, công chức
chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin,
cho nên chưa tích cực thay đổi thói quen làm việc thủ công, chưa chủ động học
tập và trau dồi nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công
tác; vẫn còn một số đơn vị chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc khai
thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đã đầu tư.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chuyên trách về
công nghệ thông tin chủ yếu là kiêm nhiệm, ảnh hưởng rất lớn đến công tác triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương;
chưa có cơ chế, chính sách thu hút người giỏi về công nghệ thông tin vào làm việc
trong cơ quan nhà nước khiến công tác tham mưu, đề xuất giải pháp ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, chưa khai thác, phát huy được tối đa
tính năng, lợi ích của các phương tiện công nghệ thông tin.
Các chuyên gia về công nghệ thông tin cho
rằng, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở các bộ, ngành, địa phương
cũng như việc thực hiện còn mang tính hình thức, chất lượng cung cấp dịch vụ
công trực tuyến chưa cao, hiệu quả sử dụng còn hạn chế, tỷ lệ người dân sử dụng
dịch vụ công trực tuyến và hồ sơ trực tuyến còn thấp; chưa hình thành được hệ
sinh thái công dân số dẫn đến người dân vẫn chưa được hưởng thụ nhiều tiện ích
quan trọng mang lại.
Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. Công tác đào tạo về ứng
dụng công nghệ thông tin ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng, nguồn nhân lực
còn thiếu và yếu, nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số còn
hạn chế.
Giải pháp chuyển đổi số thành công là lấy
người dân làm trung tâm, và bước đầu tiên cần hướng đến là nâng cao nhận thức
của người dân, nâng cao trách nhiệm triển khai của các đơn vị hành chính. Đồng
thời, phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và các
tổ chức, doanh nghiệp trên chính địa bàn...
. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét