Những năm qua, công tác tuyên truyền chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc thiểu số
(DTTS); cổ vũ, động viên họ thực hiện chính sách; đấu tranh ngăn chặn âm mưu,
thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội... Trong bối cảnh hiện nay, công tác này càng cần được quan
tâm và có những giải pháp kịp thời để nâng cao chất lượng nhằm đưa chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống đồng
bào nhanh và hiệu quả hơn nữa.
Trong
sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến vùng đồng bào các dân
tộc, miền núi và đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về vấn đề dân tộc.
Những chủ trương, đường lối mới về vấn đề dân tộc được tuyên truyền rộng rãi
trong xã hội, nhất là vùng đồng bào DTTS, được đồng bào các dân tộc đón nhận,
ủng hộ và tích cực tổ chức thực hiện; đạt được nhiều kết quả quan trọng trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc
phòng. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, công tác thông tin, tuyên
truyền được đầu tư mạnh mẽ, có nhiều lực lượng tham gia từ đội ngũ cán bộ cơ sở
đến đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín, chức sắc, chức việc tôn giáo;
từ bộ đội, công an đến giáo viên, nhân viên y tế ở cơ sở.
Với
nhiều loại hình tuyên truyền đã giúp hầu hết người dân ở vùng đồng bào DTTS có
điều kiện tiếp cận với các loại hình báo chí, đọc sách, nghe đài, xem tivi, đọc
báo điện tử, trang thông tin điện tử trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Hệ thống đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã bên cạnh việc tiếp sóng đài trung
ương, đài tỉnh còn có chương trình phát thanh riêng, phát ngày 2 đến 3 lần vào
sáng sớm, trưa và chiều tối, cung cấp nhiều thông tin thiết yếu đến đồng
bào; phát huy vai trò là phương tiện, công cụ hữu hiệu phục vụ hoạt động
thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; góp phần phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Chính
sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại và cung
cấp các dịch vụ Internet công ích đến với người dân, hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số
cho các hộ nghèo, cận nghèo... đã góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông và
nâng cao mức thụ hưởng văn hóa cho đồng bào DTTS.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật về dân tộc vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như:
Hiệu quả cung cấp, phổ biến thông tin đến vùng đồng bào
DTTS của cơ quan báo chí, truyền thông hiện nay chưa cao. Các tin, bài, chương
trình phát thanh, truyền hình phản ánh về đồng bào DTTS tăng về số lượng nhưng
chất lượng nội dung còn chưa phong phú. Hình ảnh đồng bào DTTS xuất hiện trên
báo chí, truyền thông đa số phần nhiều hình ảnh nghèo đói, lạc hậu, thiếu hiểu
biết về pháp luật.
Việc
tuyên truyền, thuyết phục của một số già làng, trưởng bản, người có uy tín,
tuyên truyền viên cơ sở chưa phát huy được hiệu quả. Các hình thức tuyên truyền
cổ động trực quan như panô, áp phích, khẩu hiệu, băng đĩa, phim ảnh… còn ít
được áp dụng.
Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền chủ trương,
đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc trong thời gian tới, cần tập trung vào một
số giải pháp sau:
Thứ
nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công
tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai và thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vùng đồng bào
DTTS. Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp
bách; chính vì vậy, mọi quyết định lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức
đảng, chính quyền các cấp phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của đồng
bào DTTS, phù hợp nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS thì chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân
tộc mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả.
Thứ hai,
công tác tuyên truyền cần bám sát thực tiễn đời sống của đồng bào; các cơ quan
báo chí, truyền thông cần tăng cường đưa phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm
truyền thông xuống cơ sở, thâm nhập thực tế để tìm hiểu, khai thác thông tin,
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, phát hiện những mô hình hay, nhân tố
mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng, hướng dẫn đồng
bào học hỏi, vận dụng linh hoạt trong lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo,
làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Có như vậy mới có thể làm tốt
công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào các DTTS.
Thứ
ba, nội dung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng đến
đồng bào DTTS cần phải ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ
nhận thức của đồng bào, phù hợp bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của từng
DTTS để đồng bào dễ vận dụng, làm theo. Hình thức thể hiện phải hấp dẫn,
lôi cuốn; các tranh, ảnh phải rõ chủ đề, bố cục chặt chẽ, chú thích đầy đủ các
thông tin cần thiết.
Thứ
tư, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ tuyên giáo, cán bộ truyền
thông, phóng viên, biên tập viên nâng cao trình độ, kỹ năng tác nghiệp và sự
hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào DTTS phải được tổ chức thường
xuyên, từ đó khơi dậy tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm báo chí, đa dạng về thể
loại, phong phú về nội dung.
Thứ
năm, chú trọng đấu tranh với các thông tin, quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và thực tiễn đời sống đồng bào DTTS; nâng cao nhận thức, ý thức
nhằm tăng cường sức mạnh, sự đoàn kết của cán bộ, đảng viên đồng bào DTTS trước
âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét