Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

NVH40 - Thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và đóng góp của Việt Nam trong phát triển bền vững biển và đại dương

 

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, phổ quát toàn bộ các vấn liên quan đến biển và đại dương. Đây là cơ sở để các nước có biển khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; giải quyết hòa bình các vấn đề, tranh chấp về biển và đại dương. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Việt Nam đẩy mạnh thực thi UNCLOS, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững biển và đại dương.

Với sự tham gia của 168 quốc gia, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, Công ước đã quy định về quy chế các vùng biển, cách xác định ranh giới trên biển, phân định biển, cơ chế giải quyết tranh chấp;... đồng thời, quy định những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo tồn, bảo vệ môi trường biển, sử dụng bền vững biển. Chính vì vậy, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển còn được coi là “Hiến pháp của đại dương”.  

UNCLOS không chỉ tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện, phổ quát một cơ chế giải quyết tranh chấp sáng tạo, thúc đẩy hòa bình, ổn định trên biển, mà còn có những quy định tiến bộ, gắn liền với định hướng quản trị, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về biển và đại dương trong tương lai. Bởi, các mục tiêu phát triển bền vững nói chung, bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển nói riêng mãi đến năm 2015 mới được Liên hợp quốc thông qua. Song, các quy định của UNCLOS đưa ra trước đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển hiện nay. Ngoài ra, Công ước cũng quy định, các quốc gia đẩy mạnh hợp tác, thực hiện các chương trình nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật nhằm bảo vệ, gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm biển; quy định khung pháp lý liên quan tới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ biển (phần XIII và XIV của Công ước), hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ và đối xử ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật bao gồm cả việc trợ cấp vốn, cung cấp cơ sở vật chất, chuyên môn (Điều 202 và 203).

Mục tiêu của UNCLOS là thiết lập một trật tự pháp lý cho các vùng biển và đại dương, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, bảo tồn những nguồn lợi sinh vật trên các vùng biển và đại dương cũng như nghiên cứu, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, góp phần thực hiện bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển, v.v. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của UNCLOS, các quốc gia thành viên, các tổ chức khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam cần: (1). Định hình khái niệm ô nhiễm môi trường biển một cách toàn diện và bao trùm ở tầm toàn cầu; (2). Coi bảo vệ môi trường biển là nghĩa vụ chung của tất cả các quốc gia; (3). Thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển, tạo tiền đề cho các phát triển tiếp theo các quy định pháp lý theo hướng này; (4). Thiết lập và vận hành các cơ chế quốc tế góp phần hình thành và làm sáng tỏ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường biển; (5). Tạo cơ sở thúc đẩy tăng cường kiến thức khoa học và năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ biển, v.v.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...