Hệ
giá trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa, xây dựng
con người. Hệ giá trị được coi là những định hướng lớn cho sự phát triển con
người và dân tộc Việt Nam.
Nhờ có những định hướng lớn này, chúng ta có thể huy động
sự tập trung, thống nhất, đoàn kết, từ đó giúp dân tộc ta đạt thắng lợi một
cách thuận lợi hơn. Nhờ có định hướng giá trị, chúng ta mới có thể điều tiết
được sự năng động, đa dạng của xã hội.
Nghị
quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định những
đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là: Dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Giá
trị dân tộc được phản ánh qua cả nội dung và hình thức của nền văn hóa, thể hiện sự phong phú, độc đáo, sức sống của văn hóa
dân tộc. Giá trị dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện truyền thống văn
hiến của dân tộc, được nuôi dưỡng từ mạch nguồn dân tộc. Đó cũng là nền văn hóa
độc lập, tự chủ, không bị nô dịch, bị lấn át trước văn hóa ngoại lai, nhưng
đồng thời có khả năng tiếp thu, “dân tộc hóa”, “Việt hóa” những ảnh hưởng tốt
đẹp của văn hóa bên ngoài, làm giàu và nâng tầm văn hóa dân tộc ngang tầm thế
giới và thời đại.
Giá
trị dân chủ là một giá trị tiến bộ của thời đại, đề cao các quyền tự do cá
nhân, tự do ngôn luận, tự do sáng tạo văn hóa, mọi công dân đều bình đẳng và
được tôn trọng. Người dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa, vừa là
người sáng tạo vừa là người hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Giá
trị nhân văn đề cao tình nghĩa, nhân ái, yêu thương con người, tôn trọng
nhân phẩm, đặc trưng cho văn hóa Việt Nam vốn trọng tình cảm, thương yêu con
người, đề cao tình nghĩa.
Giá
trị khoa học là hướng các hoạt động xây dựng con người có thế giới quan
khoa học, nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế tri thức và xã hội học tập.
Hiện
nay, trong bối cảnh đất nước ta đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, sự thay đổi nhanh chóng của các điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội đang có những tác động lớn lao tới hệ giá trị con người Việt Nam.
Bên cạnh những giá trị tốt đẹp tiếp tục được củng cố và phát huy, thì cũng có
không ít biểu hiện “lệch chuẩn”, hành vi “phản giá trị”, ứng xử vô văn
hóa xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống.
Do
vậy, vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay đang đặt ra vô cùng
cấp thiết. “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam” là
mục tiêu được Đại hội XIII của Đảng ta xác định. Đó là cơ sở để đấu tranh với
những luận điệu xuyên tạc và hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo
vệ nền văn hóa, xây dựng, phát huy các giá trị văn hóa đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước.
bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa