Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mặc
dù vậy, còn rất nhiều biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) khi
thực thi nhiệm vụ, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận thấu đáo, nhận diện, phát hiện
và kiên quyết đấu tranh.
Trước
hết, một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị tương đối dễ nhận
diện đó là “tranh công, đổ lỗi”. Khi công việc được hoàn thành đúng tiến độ, đạt
chất lượng, hiệu quả cao thì cố gắng tranh giành đó là công lao của mình, còn gặp
khó khăn, thất bại thì tìm mọi cách đổ lỗi cho một cá nhân khác hoặc do yếu tố
khách quan. Song hành cùng biểu hiện này còn có biểu hiện khác là “đùn đẩy, né
tránh trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ”. Biểu hiện này thường thấy ở việc
không có cơ quan, đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính trong công tác phối
hợp, luôn cho rằng nhiệm vụ đó không phải là nhiệm vụ chính của cơ quan, đơn vị
mình và đơn vị chỉ có trách nhiệm phối hợp thực hiện, dẫn đến tình trạng “cha
chung không ai khóc”, hoặc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” đối với những công
việc có sự tham gia phối hợp của nhiều đầu mối đơn vị...
Bên
cạnh đó, một biểu hiện khác nghiêm trọng hơn biểu hiện thiếu tinh thần trách
nhiệm là “thực hiện công việc nửa vời, không đến nơi đến chốn”. Đó là việc cá
nhân đã ý thức được việc làm của mình, thấy trước được kết quả, nhưng làm cho
có và không mang lại hiệu quả. Mặt khác, có một bộ phận CB, ĐV “lười nghiên cứu
chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật để phục vụ công tác”. Đây
là biểu hiện suy thoái dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do thực hiện không đúng,
không đủ các quy định của pháp luật, chủ yếu ra các quyết định thông qua bộ phận
tham mưu, không xem xét, kiểm tra trước khi quyết định. Nghiêm trọng hơn, CB,
ĐV có biểu hiện suy thoái này thường đùn đẩy trách nhiệm, hoặc sợ sai không dám
làm vì không nắm chắc các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực
chuyên môn.
Ngoài
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị nêu trên, một biểu hiện hết sức
nguy hại khác đang diễn ra khá phổ biến ở không ít nơi, đó là “trọng dụng người
không đủ năng lực, không đủ tài, đức và ưa dùng người xu nịnh”. Với việc đánh
giá và sử dụng cán bộ như vậy khiến cho những người có năng lực, trình độ, có
tinh thần cống hiến mất niềm tin, không còn động lực phấn đấu và gây mất đoàn kết
nội bộ trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng.
Trong
quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, một bộ phận CB, ĐV đã có những
biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống mà phổ biến nhất trong thực tiễn đó là
“lợi dụng việc mua sắm, đầu tư công để hưởng lợi tư”. Không ít người lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong việc mua sắm, đầu tư công để móc nối, cấu kết với các
đơn vị nhà thầu hưởng phần trăm chênh lệch, tiền “hoa hồng”, “lót tay” để phục
vụ mục đích cá nhân.
Một
biểu hiện khá phổ biến khác đó là “sử dụng thời gian làm việc hành chính để phục
vụ mục đích cá nhân”. Biểu hiện này được thể hiện thông qua việc không tập
trung vào chuyên môn, không xem nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ chính mà chú tâm
vào các mối quan hệ bên ngoài, “tham nhũng” thời gian làm việc công để tranh thủ
làm việc riêng, tạo thu nhập cá nhân... Cùng với biểu hiện trên, “thiếu đạo đức
nghề nghiệp” cũng được xem là biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Trong
đó, người mắc biểu hiện này chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm
mà đi ngược lại với đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét