Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

NVI41 - NHẬN DIỆN, ĐẦU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU KÍC ĐỘNG THANH NIÊN TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA CẤC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

            Đến dịp cuối năm khi trên các kênh thông tin đại chúng đang tuyên truyên về ngày hội tòng quân, để các thanh niên Việt Nam lên đường làm nghĩa vụ quân sự; các đối tượng thù địch liên tục tung ra các luận điệu hết sức phản động, trắng trợn và nguy hiểm rằng: “thanh niên Việt Nam hiện nay đang tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự”, “không ai yêu nước” và rằng “đất nước này sẽ đi đâu về đâu…” vì thanh niên không còn tin tưởng vào chế độ, vào Đảng Cộng sản…..

Đây là những luận điệu hết sức phản động, phiến diện, với mưu đồ thâm độc hòng làm cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ dao động tư tưởng, hoài nghi dẫn đến phai nhạt lý tưởng. Không những vậy, những luận điệu đó còn tác động làm cho những người thiếu bản lĩnh khi tiếp nhận thông tin sẽ hoài nghi, mất niềm tin vào thế hệ trẻ, không còn tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Thực tế đã chứng minh rằng, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại của dân tộc, đã có biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam tình nguyện tòng quân. Nhiều lá đơn được viết bằng máu, thể hiện ý chí, trách nhiệm, quyết tâm của lớp lớp thanh niên đối với đất nước. Tiếp nối truyền thống đó, thanh niên ngày nay luôn nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc; cảm thấy vinh dự khi trở thành người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 2023 Tại lễ giao, nhận quân của các địa phương, hầu hết thanh niên nhập ngũ đều bày tỏ niềm tự hào và hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hiện nay thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ ngày càng nhiều, điển hình như ở TP Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Hậu Giang, Vĩnh Long... Rất nhiều thanh niên là đảng viên, công chức có trình độ đại học, cao đẳng cũng tình nguyện viết đơn xung phong nhập ngũ. Ngày hội tòng quân đã trở thành nét đẹp văn hóa ở các địa phương trong cả nước, tạo ra khí thế rất sôi nổi, phấn khởi; ngoài ra tuyệt đại đa số quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đều có nhiều kỷ niệm sâu sắc trong thời gian tại ngũ, có tình cảm tốt đẹp đối với đơn vị.

Từ những minh chứng trên cho thấy, thực hiện nghĩa vũ quân sự đối với đất nước không chỉ là trách nhiệm của thanh niên mà ở đó còn là vinh dự, niềm tự hào của mỗi thế hệ Thanh niên Việt Nam hiện nay. Việc các thế lực thù địch cố tình quy chụp, xuyên tạc, rêu rao rằng hầu hết thanh niên hiện nay đều trốn tránh nhập ngũ vì không yêu nước, không tin tưởng vào chế độ là hoàn toàn sai trái, phản động. Đây là những âm mưu rất thâm độc, hoàn toàn bịa đặt chúng ta cần lên án và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.

NVI41 - CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU “PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

            Quân đội Nhân dân Việt Nam – Đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện, đã cùng dân tộc Việt Nam “sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Với chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta cùng truyền thống vẻ vang ấy, dù kẻ thù có tìm trăm phương ngàn kế, thực hiện âm mưu “Phi chính trị hoá” quân đội, chúng không thể và sẽ không bao giờ xuyên tạc được sự thật Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam “tuyệt đối, trực tiếp” về mọi mặt.

“Phi chính trị hóa” quân đội là âm mưu nằm trong tổng thể chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, hòng chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm vô hiệu hóa, làm mất sức chiến đấu của quân đội, làm cho Quân đội Nhân dân Việt Nam xa rời sự lãnh đạo của Đảng, phân rã về tư tưởng, lỏng lẻo về tổ chức, mơ hồ về đối tác, đối tượng; làm cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu. Âm mưu và thủ đoạn của chúng đã thực hiện thành công ở một số nước, bằng các cuộc cách mạng, như “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “Cách mạng cam” ở Ukraina, “Cách mạng đường phố” – “Mùa xuân Arab” bắt đầu từ Tunisia, nhanh chóng lan tỏa sang nhiều nước Bắc Phi-Trung Đông, dẫn tới sự sụp đổ các thể chế chính trị ở Tunisia, Egypt, Yemen, Libya

Với thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm đó, một mặt, chúng tiến công trực diện vào chính trị, tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận hệ tư tưởng của Đảng, của Quân đội là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta; triệt để “khoét sâu” vào những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước để phủ nhận những thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới ở nước ta; lợi dụng tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên để làm mất lòng tin của nhân dân về chế độ ta; chúng kích động, gây chia rẽ, đẩy nhanh diễn tiến của quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; kêu gọi “đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013”, đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”…

Mặt khác, các thế lực thù địch còn chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta thông qua mạng xã hội, triệt để lợi dụng công nghệ thông tin trên Internet. Chúng còn tấn công vào lối sống, truyền bá chủ nghĩa thực dụng, chạy theo đồng tiền, hưởng thụ và buông thả, thờ ơ của lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội tạo ra khoảng trống về ý thức hệ, làm cho hệ tư tưởng tư sản ngày càng thẩm thấu, xâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của quân đội, làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ, mất cảnh giác, suy yếu dần, từ đó làm suy giảm bản chất cách mạng, suy giảm về bản chất chính trị, đó là sự bắt đầu của quá trình “phi chính trị hóa”, làm cho Quân đội trượt dần sang chính trị phản cách mạng.

Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, để đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội, cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội “tuyệt đối”, “trực tiếp” về mọi mặt trong đấu tranh phòng, chống âm mưu “phi chính trị hóa”.

Hai là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao giác ngộ giai cấp cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, giúp họ có đủ tri thức và sức đề kháng để nhận biết và đấu tranh chống âm mưu “phi chính trị hóa”.

Ba là, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trước âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” của kẻ thù.

Bốn là, thực hiện có hiệu quả các hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Đặc biệt, mỗi chúng phải luôn luôn cảnh giác, nhận diện và kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội, tăng cường xây dựng các đơn vị cơ sở trong quân đội vững mạnh về chính trị, xứng đáng là “công cụ bạo lực” – lực lượng chiến đấu trung thành, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

NVB40 - PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TỰ DO INTERNET Ở VIỆT NAM

 

Tính đến hết năm 2023, Việt Nam chính thức kết nối mạng Internet toàn cầu được 26 năm. Sau hơn 1/4 thế kỷ, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam từ con số vài nghìn người đã tăng đến hơn 70 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam.

Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á, nhưng trong thời gian qua, vẫn có một số tổ chức hãng truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam tiếp tục tung ra các luận điệu vu cáo Việt Nam hạn chế quyền tự do Internet. Đây là những âm mưu chống phá, hạ thấp uy tín của Việt Nam, cần được nhận diện rõ.

Sự bùng nổ của tin tức giả mạo (tin bịa đặt, sai sự thật) mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng mạng xã hội trong những năm vừa qua. Tin tức giả mạo tràn ngập Facebook, Google, Twitter… đặc biệt liên quan đến các sự kiện lớn. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. Không chỉ khiến người đọc hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

Những đánh giá mơ hồ

Tổ chức Freedom House nhiều lần công bố báo cáo tự do Internet, trong đó xếp hạng Việt Nam là một trong những quốc gia kém tự do Internet nhất thế giới. Báo cáo này còn cho rằng Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu các công ty xóa gỡ nội dung các bài đăng và tuyên các bản án hình sự hà khắc đối với một số người mà báo cáo này cho là có tiếng nói phản biện trên mạng xã hội. Nhiều năm liên tiếp, Freedom House xếp Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do Internet, dựa trên loạt tiêu chí đánh giá rất mơ hồ mà họ tự đưa ra.

Hay như vụ việc ngày 12/01/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị Liên hợp quốc chất vấn Việt Nam vi phạm tự do internet", nội dung đưa ra “Bản đệ trình chung” của ba tổ chức Hiến chương 19 (Article 19), Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và Open Net gửi Liên hợp quốc xuyên tạc Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng”; vu cáo Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng” các công ước của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quản lý internet...

An toàn thông tin

Thực tế cho thấy, tự do Internet ở Việt Nam luôn được đảm bảo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Ví dụ, khi trên mạng Internet xuất hiện hàng loạt thông tin tiêu cực liên quan đến thị trường chứng khoán tài chính gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của doanh nghiệp, gây tâm lý hoang mang cho toàn xã hội thì cơ quan công an ngay lập tức vào cuộc xử lý nhiều đối tượng về hành vi đăng tải bình luận thông tin sai sự thật. Các đối tượng này đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Để quyền tự do ngôn luận của người dân được thực thi nghiêm túc và toàn diện, các luật, văn bản dưới luật về tự do ngôn luận đã cụ thể hóa Hiến pháp, ngày càng được hoàn thiện để vừa bảo đảm quyền của công dân, vừa giúp quyền đó thực hiện trên cơ sở luật pháp.

Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Nghiêm cấm những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội quy định cho tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội có những ứng xử phù hợp. Ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành quy định doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ dữ liệu và thành lập văn phòng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với Việt Nam hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia… Đó là chưa kể các công ty khi cung cấp dịch vụ cho các quốc gia khác thì phải tìm hiểu, nghiên cứu và tìm cách thích ứng với hệ thống pháp luật địa phương.



Sau hơn 26 năm hiện hữu tại Việt Nam, Internet nay đã có thể truy cập ở hầu như bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, thậm chí miễn phí. Cuộc sống người Việt đã quen dần với các dịch vụ công trực tuyến, học online, mua hàng qua kênh thương mại điện tử và thụ hưởng những giá trị mà Internet mang lại. Nhờ hạ tầng băng rộng đã được phủ sóng khắp cả nước, internet giờ đây đã có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo. Internet ứng dụng mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y tế, giao thông… tới cả xây dựng chính phủ điện tử. Đó là những minh chứng sinh động, thuyết phục về tự do internet ở Việt Nam.

NVB40 - VIỆT NAM KHÔNG CÓ “TỰ DO INTERNET”

 

Ngày 12/01/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị Liên hợp quốc chất vấn Việt Nam vi phạm tự do internet", nội dung đưa ra “Bản đệ trình chung” của ba tổ chức Hiến chương 19 (Article 19), Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và Open Net gửi Liên hợp quốc xuyên tạc Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng”; vu cáo Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng” các công ước của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quản lý internet; sử dụng “vô căn cứ” các điều luật để xử phạt “hành vi biểu đạt trực tuyến".

Cần khẳng định rằng, các quan điểm trên là hoàn toàn sai trái, không đúng với thực tế phát triển và sử dụng internet, mạng xã hội ở Việt Nam điều đó thể hiện:

Thứ nhất, ở Việt Nam mạng xã hội được hoạt động tự do theo khuôn khổ của pháp luật nhà nước Việt Nam

Có thể thấy, xu hướng con người sử dụng không gian mạng ngày càng gia tăng, tác động lớn tới không gian sống thực của con người. Không chỉ mang đến nguồn thông tin vô tận, không gian mạng còn là nơi kết nối xã hội loài người, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và gia tăng giá trị cuộc sống. Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính “ảo”, dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, thông tin xấu, độc.

Thực tế, tin giả, thông tin xấu, độc thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin chính thống từ các phương tiện truyền thông. Đây là một thách thức không chỉ riêng với Việt Nam, mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng tăng. Các nền tảng mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn như Facebook (91,6%), Zalo (90,1%), TikTok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55,4%)... đang là môi trường phát tán tin giả, thông tin xấu, độc phổ biến nhất. Năm 2020, Google thống kê Việt Nam đứng tốp 10 các nước có số lượng thông tin vi phạm chính sách bị yêu cầu xử lý. Đặc biệt, việc các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, chống đối chính trị đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, đặt công tác quản lý thông tin trên mạng, định hướng dư luận ở nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc quản lý hiệu quả không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng nhằm hạn chế tối đa những mặt trái, đồng thời phát huy mặt tích cực, khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Những con số biết nói về sự phát triển viễn thông, Internet đến năm 2023: Số thuê bao tăng rộng cố định tăng từ 13 triệu lên 22,5 triệu; Số thuê bao tăng rộng di động tăng từ 52,84 triệu lên 84,88 triệu, chiếm tỷ lệ 85,4% dân số; Lưu lượng dữ liệu sử dụng/thuê bao băng rộng di động hàng tháng tăng từ 2,9G lên 12,2G; Có 78,6 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 79,1% dân số; Internet Việt Nam được chuyển đổi sang thế hệ mới hoạt động với IPv6 với tỷ lệ ứng dụng IPv6 đạt 60%, đứng thứ 9 thế giới.

Chúng ta biết rằng, với cơ chế hoạt động của mạng xã hội có tính chất tương tác cao, dễ dàng chia sẻ những thông tin cá nhân với nhau, nên đã thu hút số người tham gia ngày càng đông, trong đó có giới trẻ. Điều này đã tạo ra mặt thuận lợi cho mọi thành viên khi tham gia mạng xã hội, đó là có thể chia sẻ cũng như tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu hoạt động riêng của từng người. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống, bổ ích, có tính chất giáo dục, còn có các thông tin không chính thống, sai sự thật, xuyên tạc, cổ súy cho lối sống lệch chuẩn cũng được đưa lên mạng xã hội với các mục đích khác nhau. Do đó, mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thứ hai, Việt Nam luôn luôn tôn trọng quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin

Các thế lực thù địch với cách nhìn phiến diện cho rằng, ở Việt Nam không có tự do mạng xã hội, rằng mạng xã hội ở Việt Nam bị đàn áp, người dùng mạng xã hội không được bày tỏ chính kiến, suy nghĩ của mình… Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt và sai sự thật, bởi vì Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do internet. Thực tế, chúng ta đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trong phát triển kinh tế, một phần là nhờ chúng ta tận dụng tốt cơ hội từ internet, chính điều kiện tự do phát triển về internet và mạng xã hội đã góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước; điều này đã là một phần tất yếu của các tầng lớp xã hội.

Ở Việt Nam, thông qua các trang mạng xã hội, người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình; không những thế còn có nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã sử dụng internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân… Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở Việt Nam đã minh chứng rằng, ở Việt Nam không có chuyện đàn áp mạng xã hội, mà trái lại còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm sự phát triển tự do. Thực hiện quyền tự do internet, mạng xã hội luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhờ đó mới bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, internet để vi phạm pháp luật Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “Việt Nam là nước có chủ quyền trên không gian mạng, nên các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”. Để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng. Luật này sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên internet. Khi tuân thủ đầy đủ các quy định giống như doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ bình thường. Do vậy, Luật An ninh mạng đi vào hoạt động, sẽ không có chuyện Google hay Facebook bị cấm tại Việt Nam như nhiều người đã lo ngại…

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội vi phạm pháp luật. Điều này không chỉ phù hợp với Việt Nam mà còn phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay ở Mỹ, quốc gia tự cho mình là “đất nước tự do”, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành nhiều văn bản luật xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực, khiêu dâm trẻ em hay vi phạm sở hữu trí tuệ. Năm 2017, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh ngay các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, tin sai sự thật, nếu không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc. Tháng 5/2023, EU lại yêu cầu các nền tảng mạng xã hội này phải có trách nhiệm pháp lý trước những thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Chính phủ Thái Lan yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các tài khoản, clip có “nội dung không phù hợp” trên các mạng xã hội, như: Youtube, Facebook, Line và Twitter. Ở Singapore cũng có quy định về việc nói xấu, phỉ báng, vu khống trên mạng xã hội sẽ phải đối diện án phạt đến 100.000 đôla Singapore hoặc phạt tù tới 03 năm (hoặc cả hai); tội vu khống, nói xấu được áp dụng mức phạt đến 20.000 đôla Singapore hoặc phạt tù 12 tháng (hoặc cả hai).

Do đó, ở Việt Nam không hề có chuyện đàn áp mạng xã hội, hay tra tấn trái pháp luật bất kỳ blogger nào. Rõ ràng đằng sau những thông tin bịa đặt đó là âm mưu chính trị của các thế lực thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.

 

NVH41 - Kiên quyết đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc tự do internet ở Việt Nam.

 

        Từ khi thành lập nước đến nay, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán quan điểm bảo đảm mọi điều kiện cho sự phát triển toàn diện của người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do internet. Bất chấp thực tế đó, các thế lực phản động, thù địch thường dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, để xuyên tạc Việt Nam “không có tự do ngôn luận, tự do Internet”. Thực tế đòi hỏi cần phải có cơ chế phối hợp quyết liệt, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, địa phương trong việc nhận diện, giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch bảo vệ hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

          Cơ hội và thách thức

          Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã trở nên phổ biến vào cuộc sống hàng ngày của hầu hết người Việt Nam cùng với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và internet ngày càng tăng của Việt Nam. Nhờ có dân số trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số và có tính kết nối cao, Việt Nam đã nằm trong số các quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội cao nhất trên toàn thế giới.

          Kể từ khi xuất hiện, việc sử dụng các mạng này đã được mở rộng từ việc giữ liên lạc với bạn bè và gia đình trở thành công cụ mạnh mẽ được các thương hiệu sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng của họ cả trong nước và quốc tế. Các phương tiện truyền thông trên internet như báo điện tử, website, blog, thư điện tử, mạng xã hội… tại Việt Nam hiện nay đã đóng góp vào sự phát triển trên các lĩnh vực, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và thế giới. Đặc biệt với sức lan tỏa nhanh mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện nay, nhất là giới trẻ.

          Do độ tương tác cao, giao tiếp thuận lợi nên người dùng mạng xã hội có thể chia sẻ thông tin và tương tác trực tuyến với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Mặt khác, nhờ đa dạng về không gian và thời gian, người dùng có thể truy cập tham gia mạng xã hội ở bất kỳ đâu mà ở đó có dịch vụ internet với cách thức rất đa dạng.

          Tuy nhiên, mạng xã hội là trang thông tin mở, các hình ảnh, video, clip, bài viết, tin tức… được lưu hành và chia sẻ chính là nội dung của mạng xã hội và do chính các thành viên tự sáng tạo ra. Càng nhiều người sử dụng những thông tin trên mạng xã hội thì mạng xã hội càng trở thành kho lưu trữ nội dung khổng lồ, trong khi việc thực hiện giám sát, kiểm duyệt nội dung, chất lượng những thông tin trên mạng xã hội hiện nay còn hạn chế, hầu như phụ thuộc vào trình độ nhận thức, quan điểm của mỗi người tham gia chia sẻ với nhau.

          Do tính đặc thù nên việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội là không dễ, các nguồn thông tin đúng, sai khó bề kiểm chứng; tốc độ phát tán rộng rãi, nhanh chóng thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu một thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm cá nhân hay tổ chức, hình ảnh nhạy cảm, phản cảm… sẽ gây tác động tiêu cực đến nhiều người. Mạng xã hội hiện đã trở thành môi trường tiềm năng, không gian lý tưởng cho các thế lực thù địch và đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

          Do đó giữ cho không gian mạng lành mạnh, không ô nhiễm là nhiệm vụ của cả người dùng và cơ quan quản lý. Đến nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thức được xu thế phát triển và tầm quan trọng của internet trong kỷ nguyên thông tin đối với sự phát triển xã hội, và đều có những chính sách phù hợp để khai thác thế mạnh của internet phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

          Nhận diện hoạt động lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do internet chống phá Việt Nam

          Ngày nay, bên cạnh những tác động tích cực nhiều mặt thúc đẩy sự phát triển xã hội, những tác động tiêu cực của thông tin sai trái, độc hại trên internet ngày càng gia tăng phức tạp. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia máy tính đã nhận định “Thế kỷ XXI là thế kỷ của tội phạm mạng” và “Chiến tranh mạng đã là nguy cơ hiện hữu”.

          Khác với các hành vi vi phạm pháp luật truyền thống, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực internet xâm hại tới rất nhiều quan hệ xã hội, nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, quân sự, an ninh, thương mại hay lĩnh vực văn hóa, như: giả mạo trong thương mại điện tử, giả mạo trong thanh toán ngân hàng, phá hoại, các loại tấn công làm tê liệt các dịch vụ máy chủ, tấn công làm tắc nghẽn đường truyền, virus, đánh cắp mật khẩu, đổi tên miền và địa chỉ IP, nghe lén thông tin trên môi trường mạng, thư điện tử mạo danh, thư điện tử vô danh, trang thông tin điện tử giả mạo, lấy cắp thông tin...

          Trong lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản trong thời gian qua đã có hàng trăm trang báo điện tử, hàng nghìn trang thông tin điện tử tổng hợp, hàng trăm nghìn trang blog của cá nhân xuất hiện trên internet. Lợi dụng chính sách khuyến khích người dân tham gia không gian mở trên internet để khai thác, chia sẻ thông tin đã xuất hiện rất nhiều hành vi vi phạm trên môi trường mạng; chủ yếu như: Đăng, phát nội dung không được phép; thông tin, hoạt động báo chí trái phép; thông tin sai sự thật; đăng phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam; vi phạm quy định về quảng cáo; không thực hiện đúng quy định ghi trong giấy phép, thông tin nói xấu lãnh tụ, nói xấu chế độ, bôi nhọ nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; đưa các xuất bản phẩm có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm đã bị thu hồi lên mạng internet...

          Sự bùng nổ của tin tức giả mạo (tin bịa đặt, sai sự thật) mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng mạng xã hội trong những năm vừa qua. Tin tức giả mạo tràn ngập Facebook, Google, Twitter… đặc biệt liên quan đến các sự kiện lớn.

          Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. Không chỉ khiến người đọc hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

          Đối với lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam, hiện tội phạm mạng đã trở thành mối đe dọa hàng đầu như các hoạt động kích động, lôi kéo biểu tình, nói xấu Đảng và Nhà nước trên mạng, ngoài ra còn có truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm bản quyền số... Tình hình mất an toàn thông tin số tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Đặc biệt, trong diễn biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới, khu vực hiện nay, bí mật thông tin là một nội dung quan trọng mà các nước, các cơ quan đặc biệt thường xuyên thu thập để phục vụ cho cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, có lợi cho quan hệ đối ngoại, an ninh quốc phòng…

          Các thế lực thù địch và phản động đang ráo riết sử dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội từ bên ngoài để tuyên truyền tâm lý, tạo dư luận trong nước cũng như ngoài nước nhằm chống phá Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng các tính năng ưu việt, hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân hòng mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, phần tử cơ hội, bất mãn, thoái hóa biến chất, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ, cả tin… để hình thành tổ chức bí mật ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho các hoạt động bạo loạn, lật đổ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Đáng chú ý, hoạt động phá hoại tư tưởng chủ yếu tập trung vào các thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam.

          Nỗ lực, kết quả bảo đảm tự do ngôn luận, tự do internet ở Việt Nam

          Nhân quyền là một lĩnh vực rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống của con người, là tổng hợp của các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, những quyền cơ bản, thiết yếu, thực tế nhất là quyền được sống, quyền được bình đẳng, quyền được phát triển trong một xã hội an toàn, quyền được học tập, quyền được lao động, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận…

          Những năm qua, dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan. Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam.

          Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Các quyền hiến định đó được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

          Cần nhấn mạnh rằng, mỗi nước, do bản chất của chế độ chính trị-xã hội, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, điều kiện lịch sử đặc thù, tình hình cụ thể trong nước và quốc tế, mà định ra các luật của mình tương thích với nhu cầu thực tế phát triển của đất nước. Do vậy, luật báo chí của các quốc gia, các khu vực khác nhau sẽ không giống nhau và trong các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng khác biệt nhau. Chính vì vậy, nội hàm cụ thể của quyền tự do báo chí, xuất bản, thông tin cũng khác nhau ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các quyền này, dù ở bất cứ quốc gia nào cũng không phải là các quyền tuyệt đối, không giới hạn, mà là các quyền có giới hạn.

          Để quyền tự do ngôn luận của người dân được thực thi nghiêm túc và toàn diện, các luật, văn bản dưới luật về tự do ngôn luận đã cụ thể hóa Hiến pháp, ngày càng được hoàn thiện để vừa bảo đảm quyền của công dân, vừa giúp quyền đó thực hiện trên cơ sở luật pháp.

          Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Nghiêm cấm những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

          Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội quy định cho tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội có những ứng xử phù hợp.

          Những thành tích của Việt Nam về internet trong những năm qua rất ấn tượng. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa vào mạng lưới Internet toàn cầu. Theo thống kê, vào thời điểm đó, số người sử dụng mạng internet ở Việt Nam chỉ hơn 200.000 người, đến năm 2002 có khoảng 3 triệu người sử dụng internet (khoảng 4% dân số cả nước thời điểm đó), năm 2007 là gần 20 triệu người, tăng thêm gần 7 lần (chiếm khoảng 24% dân số cả nước). Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới tháng 9/2022, số lượng người dùng internet ở Việt Nam là khoảng 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số).

          Với những con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới internet và tỷ lệ người dùng internet ở Việt Nam sử dụng internet hằng ngày lên tới 94%.

          Nhờ hạ tầng băng rộng đã được phủ sóng khắp cả nước, internet giờ đây đã có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo. Internet ứng dụng mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y tế, giao thông… tới cả xây dựng chính phủ điện tử. Đó là những minh chứng sinh động, thuyết phục về tự do internet ở Việt Nam.

 

NVH41 - Hoàng Sa vẫn mãi mãi là một phần lãnh thổ của Việt Nam

 

        Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách hòa bình, thực sự và liên tục qua các thời kỳ kể từ khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất kỳ quốc gia nào.

          Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô lớn nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện nay hai quần đảo này đang là tâm điểm tranh chấp giữa một số nước ven Biển Đông.

          Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, pháp luật quốc tế cho tới nay đã hình thành nguyên tắc “chiếm hữu thực sự”. Đó là: Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành; Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó. Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp; Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó; Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.

Nguyên tắc này đã được các quốc gia và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới, mà điển hình như vụ đảo Palmas, đảo Pedra Branca…

          Đây là nguyên tắc pháp lý mà Việt Nam đã dựa vào để chứng minh và khẳng định Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông.

          Chính phủ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Nhà nước Việt Nam là quốc gia đầu tiên, với tư cách Nhà nước, đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, thực sự và liên tục qua tất cả các thời kỳ kể từ khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ.

          Tư liệu lịch sử về chủ quyền phong phú, đa dạng

          Các nguồn tư liệu lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng, trong đó quan trọng nhất là các tài liệu chính sử của các nhà nước quân chủ Việt Nam lúc bấy giờ. Đại Nam thực lục là bộ sử lớn nhất của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép nhiều tư liệu nhất về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng như các hoạt động của triều Nguyễn trong việc quản lý, khẳng định, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.

Các tư liệu chính sử khác bao gồm: Đại Nam thực lục tiền biên (quyển 10, tờ 24) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn đời Minh Mạng (1820 - 1841) chép về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thời chúa Nguyễn; Đại Nam thực lục chính biên (đệ nhất kỷ, quyển 22, tờ 2) chép việc vua Gia Long cho tái lập đội Hoàng Sa, tiếp tục các hoạt động khai thác và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1803;

          Đại Nam thực lục chính biên (đệ nhất kỷ, quyển 50, tờ 6) chép việc vua Gia Long sai người ra khảo sát và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa vào năm 1815; Đại Nam thực lục chính biên (đệ nhất kỷ, quyển 52, tờ 15) chép việc vua Gia Long tiếp tục sai người đi khảo sát Hoàng Sa vào năm 1816; Đại Nam thực lục chính biên (đệ nhị kỷ, quyển 154, tờ 4) chép việc vua Minh Mạng sai người chở vật liệu ra lập miếu thờ thần Hoàng Sa và dựng bia ở Hoàng Sa vào năm 1835;

          Đại Nam thực lục chính biên (đệ nhị kỷ, quyển 165, tờ 24-25) chép việc vua Minh Mạng sai Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi khảo sát và cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa vào năm 1836; Đại Nam thực lục chính biên (đệ tam kỷ, quyển 49, tờ 5) chép việc phạt tội lưu đày một viên quan của triều đình đã có những hành động càn quấy ở Quảng Ngãi trong thời gian được phái công vụ ở Hoàng Sa vào năm 1845.

          Sách Đại Nam nhất thống chí có hai tư liệu, trong đó một tư liệu miêu tả về hình thế quần đảo Hoàng Sa, một tư liệu viết về đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Sách Quốc triều chính biên toát yếu có 3 tư liệu, trong đó có một tư liệu chép việc vua Minh Mạng cho lập miếu và dựng bia trên đảo Hoàng Sa vào năm 1835; một tư liệu chép việc vua Minh Mạng sai Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem người ra đo đạc hình thế các đảo ở Hoàng Sa vào năm 1836; một tư liệu chép việc vua Minh Mạng sai người cứu giúp thuyền buôn của nước Anh bị nạn khi đi qua vùng biển Hoàng Sa vào năm 1836.

          Thêm nữa, các hoạt động quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn được phản ánh đậm nét và cụ thể trong các Châu bản triều Nguyễn. Đây là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn, có châu phê của Hoàng đế và ấn tín các cơ quan nhà nước, là những văn bản mang tính pháp lý cao nhất của một quốc gia theo chế độ quân chủ tập quyền. Do đó, nó có giá trị lịch sử và giá trị pháp lý mạnh, sức thuyết phục cao về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

          Các văn bản này cho thấy nhà nước quân chủ Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hàng năm cử các đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ra cắm mốc, đo đạc vẽ bản đồ, dựng bia, lập miếu, khai thác các tài nguyên sản vật trên biển, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đối với thuyền bè Việt Nam cũng như tàu thuyền nước ngoài gặp nạn trên vùng biển Việt Nam, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với những người được triều đình cử đi thực thi công vụ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

          Bản đồ của phương Tây

          Ngoài ra, nhiều bản đồ của phương Tây từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chú vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở trong vùng biển Việt Nam, ghi nhận hai quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam.

          Ví dụ, trên bản đồ An Nam đại quốc họa đồ (do giám mục người Pháp Jean Louis Taberd vẽ và xuất bản, đính kèm trong cuốn từ điển Latin An Nam năm 1838) có ghi dòng chữ Latin: Paracel seu Cát Vàng, nghĩa là “Paracel hoặc là Cát Vàng”.

          Trong các bản đồ và các Atlas liên quan chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt quan trọng là bộ Atlas Universel de gesographie physique, politique, statistque et mineralogique (Atlas địa lý tự nhiên, chính trị, thống kê và khoáng sản thế giới, gọi tắt là Atlas Thế giới hay Atlas Toàn cầu) do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869), nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) vào năm 1827. Trong đó, tờ bản đồ Partie de la Cochinchine ở tập 2 khẳng định Paracels (quần đảo Hoàng Sa) thuộc Việt Nam.

          Sau khi người Pháp đặt ách cai trị thuộc địa tại Đông Dương vào thế kỷ 19, người Pháp đã đại diện cho chính quyền triều Nguyễn tiếp tục quản lý hai quần đảo…

          Theo Hiến chương LHQ, việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/10/1970 quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”. Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật quốc tế không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho quốc gia sử dụng vũ lực để chiếm đoạt trái phép quần đảo Hoàng Sa.

          Hoàng Sa hiện nay bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực, nhưng hành động đi ngược với luật pháp quốc tế như vậy sẽ không thể thành công. Hoàng Sa vẫn mãi mãi là một phần lãnh thổ của Việt Nam.

NVH41 - Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

 

        Thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) không chỉ khẳng định Đảng ta là người mở đường và truyền cảm hứng cho khát vọng vươn lên của toàn dân tộc mà còn khẳng định Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

          Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước mà nhiều thế kỷ trước đó, mặc dù các phong trào yêu nước của nhân dân ta đã có sự phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, nhưng các phong trào yêu nước ấy chưa tìm được đường lối cứu nước đúng đắn, chưa tìm được và cũng chưa có khả năng tập hợp lực lượng có đủ sức mạnh để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước, giành độc lập cho dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân.

          Sự ra đời của Đảng CSVN không chỉ chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước mà còn khẳng định vai trò quyết định về sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, muốn làm cách mạng thì “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Thực tiễn thắng lợi của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN quang vinh trong 90 năm qua đã khẳng định: Đảng CSVN là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

          Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với đường lối đúng đắn, dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử loài người, Đảng ta đã quy tụ, đoàn kết chung quanh mình tất cả các giai cấp và các tầng lớp nhân dân yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp, đấu tranh chống thực dân, phong kiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành nhiều thắng lợi quan trọng:

          Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng (1930-1945), trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ, hy sinh, với 3 cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945), khi thời cơ đến, Đảng nhanh chóng chớp lấy, với tinh thần “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, Đảng ta đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta đã giành lại nền độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân đô hộ. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Từ đây, dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH. Tiếp đến, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ suốt 30 năm và đã đi đến thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN trong công cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc đã góp phần làm sáng tỏ một chân lý lớn của thời đại: “Trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, một dân tộc đất không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lênin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, lại được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ”.

Qua quá trình tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, trở ngại, thu được những thành tựu quan trọng, đã nhanh chóng hoàn thành việc thống nhất đất nước về mọi mặt, đánh thắng các cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Đặc biệt, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới.

          Với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nền kinh tế từng bước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện 3 đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.

          Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta giành được trong công cuộc đổi mới đất nước đã góp phần khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới”.

          Quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, nhất là trước những khó khăn, thách thức, những vấn đề mới chưa có tiền lệ trong lịch sử, không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, thậm chí có cả những sai lầm, nhưng Đảng ta đã sớm phát hiện ra những hạn chế, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm, kịp thời đề ra những biện pháp sửa chữa đúng đắn. Vì vậy, Đảng ta được nhân dân tin cậy, thừa nhận là người lãnh đạo chân chính, duy nhất, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Lịch sử cách mạng Việt Nam cận đại, hiện đại đã chứng tỏ không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với cách mạng Việt Nam.

          Đảng CSVN là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là nhờ Đảng luôn có đường lối đúng đắn, sáng tạo, dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, phù hợp với yêu cầu của lịch sử, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam, của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh cụ thể. Thực tiễn cách mạng Việt Nam 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh rằng, đường lối của Đảng chỉ đúng đắn khi Đảng nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.

          Đảng CSVN là lực lượng tiên tiến nhất của giai cấp và dân tộc, trung thành, kiên định với lợi ích của dân tộc, của nhân dân, luôn đi đầu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác. Vì vậy, Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có thể tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Đảng CSVN là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là một thực tiễn lịch sử không ai có thể phủ nhận được.

          Trong thời kỳ mới, trước yêu cầu mới của cuộc cách mạng XHCN ở Việt Nam, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Tình hình trong nước, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ mới, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá cách mạng nước ta với nhiều phương thức, thủ đoạn mới rất tinh vi, xảo quyệt. Trong đó, chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc hòng hạ thấp và đi tới phủ nhận vai trò và sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện đó, đòi hỏi phải tiếp tục khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với cách mạng Việt Nam. Khẳng định Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mọi thời kỳ lịch sử. Muốn vậy, phải chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ của Đảng để thực sự làm tròn sứ mệnh cao cả của mình trong thời kỳ mới.

 

 

 

 

 

NVH41 - Dấu ấn hoạt động đối ngoại góp phần khẳng định vị thế Việt Nam, phản bác các luận điệu sai trái.

 

            Trước, trong và sau các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nói chung, xuyên tạc về công tác đối ngoại của ta với các nước có lãnh đạo, nguyên thủ đến thăm nói riêng.

          Thời gian qua, hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động với nhiều nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước trên thế giới đến thăm chính thức Việt Nam như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Australia Anthony Albanese… và gần đây nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến thăm của Thủ tướng Campuchia Hun Manet.

          Tuy nhiên, lợi dụng điều này, trước, trong và sau các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nói chung, xuyên tạc về công tác đối ngoại của ta với các nước có lãnh đạo, nguyên thủ đến thăm nói riêng.

          Nhận diện những luận điệu xuyên tạc

          Việc xuyên tạc nội dung, ý nghĩa các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là trong những dịp Việt Nam tham dự các sự kiện ngoại giao quan trọng là một chiêu trò thường thấy của các thế lực xấu. Lợi dụng những dịp này, các đối tượng đưa ra các nhận định mang tính võ đoán, tung luận điệu bôi nhọ dưới dạng “phân tích, bình luận, kiến nghị” với mục đích gây ra sự phân tâm trong dư luận xã hội, phá hoại chủ trương, đường lối ngoại giao của Việt Nam, hạ uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

          Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã sáng suốt và kịp thời có những thay đổi tư duy về công tác đối ngoại, tạo nền tảng quan trọng giúp công tác đối ngoại có những bước phát triển đột phá. Trong suốt quá trình đó, chúng ta chủ trương “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Điều này cho thấy, Việt Nam luôn chú trọng đưa quan hệ với các nước trên thế giới, khu vực đi vào chiều sâu, ổn định và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo sự đan xen lợi ích nhằm củng cố vị thế của nước ta và bảo đảm lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Có thể nhận thấy, đây là một thông điệp đối ngoại phù hợp vì việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ tin cậy lẫn nhau góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ giữa các nước.        

          Tuy vậy, đi ngược lại chính sách vì lợi ích, quốc gia dân tộc, các thế lực xấu cố tình xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm phá hoại công cuộc hội nhập, phát triển của đất nước. Chúng rêu rao rằng, đối ngoại của Việt Nam là “gió chiều nào theo chiều ấy”, uốn kiểu nào cũng được, từ đó bôi nhọ ngoại giao cây tre là “ẻo lả không có lập trường, không đáng tin cậy”. Với thủ đoạn dựa vào những phát ngôn, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta rồi cắt xén, thêm thắt, bình luận, làm sai lệch nội dung, bản chất vấn đề, cố tình thổi phồng theo hướng kích động chia rẽ kiểu “bắt tay bên này để chống bên kia”, từ đó họ lấy cớ xuyên tạc, bóp méo đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tính chất nguy hiểm của các luận điệu nêu trên là tạo ra sự hoang mang, dao động, gây chia rẽ từ bên trong, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, nhất là các nước đối tác, đối tác chiến lược, khiến dư luận trong và ngoài nước hiểu sai lệch về Việt Nam.

          Đáng chú ý, các thế lực thù địch, phản động thường tìm cách cường điệu hóa khi đặt Việt Nam trong mối quan hệ với những cường quốc, từ đó đưa ra quan điểm “khuyên” Việt Nam nên chọn theo nước này, chống nước kia và ngược lại; thậm chí còn “khuyến cáo” Việt Nam nên bỏ chính sách đối ngoại “bốn không” để nghiêng về phương Tây, gắn với thực hiện “dân chủ hóa Việt Nam”, xem đây là giải pháp để “bảo toàn chủ quyền lãnh thổ”. Từ đó, cổ súy, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, làm “ngòi nổ” để truyền bá tư tưởng chống đối, gây chia rẽ, kỳ thị về ngoại giao, gây sự hiểu nhầm đối với người dân trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Có thể thấy, không riêng gì chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hay chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mà nhiều chuyến thăm của lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia khác đến Việt Nam cũng bị các thế lực thù địch, các tổ chức, phần tử phản động lưu vong xuyên tạc, bóp méo.

          Mục đích của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam, trong đó xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam với các nước khác. Các luận điệu xuyên tạc nhằm tìm cách cô lập, hạ thấp vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế; phá hoại mối quan hệ nước ta với các nước, chia rẽ tinh thần đoàn kết, hợp tác, hữu nghị của Việt Nam với các nước; khiến dư luận hiểu sai để tạo sự kỳ thị, ác cảm với Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng mà các thế lực này hướng tới không gì khác là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ con đường phát triển đất nước mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn.

          Đối ngoại góp phần khẳng định vị thế Việt Nam

          Đại hội XIII của Đảng xác định nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại bao gồm ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nhiệm vụ của đối ngoại là phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Triển khai thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong hơn nửa nhiệm kỳ vừa qua tiếp tục được mở rộng, đạt nhiều kết quả quan trọng; tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Những hoạt động đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trong năm 2023 không chỉ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả mà còn giới thiệu hình ảnh Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế. Có thể nói năm 2023 là một năm rất thành công về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với nhiều lãnh đạo, nguyên thủ các nước đến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong đó có chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam từ ngày 10-11/9/2023; chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 12-13/12.

          Trong các chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, lãnh đạo các nước còn có dịp trải nghiệm không gian văn hoá và sự mến khách của người Việt như: Thủ tướng Malaysia cùng Thủ tướng Việt Nam đi dạo phố sách, thưởng thức cà phê; Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đi dạo ven hồ Hoàn Kiếm, điểm tâm sáng ở nhà hàng ẩm thực Hà thành; Thủ tướng Luxembourg cùng Thủ tướng Việt Nam đi thăm Văn Miếu, Bảo tàng Mỹ thuật; Thủ tướng Úc đi tìm hiểu một món rất dân dã, phổ biến của Hà Nội là bia hơi, bánh mì. Các chuyến thăm khác của Thủ tướng Singapore (8/2023); Tổng thống Mông Cổ (11/2023)… cũng có nhiều hoạt động bên lề ý nghĩa. Hay trước đây, trong chuyến thăm đến Việt Nam năm 2016, Tổng thống Mỹ Obama đã dành thời gian đi thưởng thức bia chai, bún chả Hà Nội.

          Hiện nay, với hơn 500 hiệp định song phương và đa phương cùng việc phê chuẩn, triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và đã có hơn 70 quốc gia công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, nước ta đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế. Qua đó tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển.

          Những hoạt động đối ngoại quan trọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện dấu ấn đậm nét của ngoại giao đa phương, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vai trò và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chúng ta không chỉ giới thiệu một Việt Nam đổi mới, năng động mà còn giới thiệu một Việt Nam là điểm hẹn của cơ hội, của tiềm năng và môi trường đầu tư. Qua đó, chúng ta bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích chính đáng của đất nước; triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII là “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”… Đây cũng là dịp để Việt Nam và các nước bạn bè đối tác tạo thêm xung lực mới cho hợp tác đa phương năm 2024 và các năm tiếp theo, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới.

 

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...