Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

NVB40 - PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TỰ DO INTERNET Ở VIỆT NAM

 

Tính đến hết năm 2023, Việt Nam chính thức kết nối mạng Internet toàn cầu được 26 năm. Sau hơn 1/4 thế kỷ, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam từ con số vài nghìn người đã tăng đến hơn 70 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam.

Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á, nhưng trong thời gian qua, vẫn có một số tổ chức hãng truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam tiếp tục tung ra các luận điệu vu cáo Việt Nam hạn chế quyền tự do Internet. Đây là những âm mưu chống phá, hạ thấp uy tín của Việt Nam, cần được nhận diện rõ.

Sự bùng nổ của tin tức giả mạo (tin bịa đặt, sai sự thật) mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng mạng xã hội trong những năm vừa qua. Tin tức giả mạo tràn ngập Facebook, Google, Twitter… đặc biệt liên quan đến các sự kiện lớn. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. Không chỉ khiến người đọc hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

Những đánh giá mơ hồ

Tổ chức Freedom House nhiều lần công bố báo cáo tự do Internet, trong đó xếp hạng Việt Nam là một trong những quốc gia kém tự do Internet nhất thế giới. Báo cáo này còn cho rằng Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu các công ty xóa gỡ nội dung các bài đăng và tuyên các bản án hình sự hà khắc đối với một số người mà báo cáo này cho là có tiếng nói phản biện trên mạng xã hội. Nhiều năm liên tiếp, Freedom House xếp Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do Internet, dựa trên loạt tiêu chí đánh giá rất mơ hồ mà họ tự đưa ra.

Hay như vụ việc ngày 12/01/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Ba tổ chức phi chính phủ đề nghị Liên hợp quốc chất vấn Việt Nam vi phạm tự do internet", nội dung đưa ra “Bản đệ trình chung” của ba tổ chức Hiến chương 19 (Article 19), Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và Open Net gửi Liên hợp quốc xuyên tạc Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng”; vu cáo Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng” các công ước của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quản lý internet...

An toàn thông tin

Thực tế cho thấy, tự do Internet ở Việt Nam luôn được đảm bảo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Ví dụ, khi trên mạng Internet xuất hiện hàng loạt thông tin tiêu cực liên quan đến thị trường chứng khoán tài chính gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của doanh nghiệp, gây tâm lý hoang mang cho toàn xã hội thì cơ quan công an ngay lập tức vào cuộc xử lý nhiều đối tượng về hành vi đăng tải bình luận thông tin sai sự thật. Các đối tượng này đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Để quyền tự do ngôn luận của người dân được thực thi nghiêm túc và toàn diện, các luật, văn bản dưới luật về tự do ngôn luận đã cụ thể hóa Hiến pháp, ngày càng được hoàn thiện để vừa bảo đảm quyền của công dân, vừa giúp quyền đó thực hiện trên cơ sở luật pháp.

Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Nghiêm cấm những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội quy định cho tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội có những ứng xử phù hợp. Ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành quy định doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ dữ liệu và thành lập văn phòng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với Việt Nam hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia… Đó là chưa kể các công ty khi cung cấp dịch vụ cho các quốc gia khác thì phải tìm hiểu, nghiên cứu và tìm cách thích ứng với hệ thống pháp luật địa phương.



Sau hơn 26 năm hiện hữu tại Việt Nam, Internet nay đã có thể truy cập ở hầu như bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, thậm chí miễn phí. Cuộc sống người Việt đã quen dần với các dịch vụ công trực tuyến, học online, mua hàng qua kênh thương mại điện tử và thụ hưởng những giá trị mà Internet mang lại. Nhờ hạ tầng băng rộng đã được phủ sóng khắp cả nước, internet giờ đây đã có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo. Internet ứng dụng mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y tế, giao thông… tới cả xây dựng chính phủ điện tử. Đó là những minh chứng sinh động, thuyết phục về tự do internet ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...