"Bất tuân dân sự" - lịch sử và sự biến tướng
Thuật ngữ "bất tuân dân sự" lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu
luận của Henry David Thoreau-nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ-với nhan đề
"Dân sự bất hợp tác", vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu
luận bàn về mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước.
Theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục
tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu
cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số,
bằng phương pháp "cách mạng hòa bình".
Thực chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ" của một kẻ
vốn là phạm nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh cho việc
ông ta phải ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). Mặc dù ở thời
điểm ra đời, tác phẩm của H.D. Thoreau không gây được sự ảnh hưởng nào, nhưng
sang thế kỷ 20, tư tưởng về một cuộc "cách mạng hòa bình" của ông
được một số nhà hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu
tranh bất bạo động như phong trào "Satyagraha" của Mahatma Gandhi đấu
tranh giành quyền lợi cho người Ấn Độ ở Nam Phi (năm 1914) và giành độc lập cho
Ấn Độ từ thực dân Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh dân quyền ở Mỹ của
Martin Luther King (thập niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân
biệt chủng tộc (chủ nghĩa Apartheid) ở Nam Phi của Nelson Mandela...
Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược "diễn biến hòa
bình" của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu
tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, "bất tuân dân sự" từng bước
trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các
phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược "diễn biến hòa bình". Trong
các cuộc "cách mạng ca hát", "cách mạng màu", "cách
mạng đường phố" ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ
20, đầu thế kỷ 21; "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi
đầu những năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào "bất tuân dân sự".
Gần đây nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ Bolivar ở Venezuela
(từ năm 2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Công (năm
2014 và 2019) đều thể hiện rất rõ thủ đoạn "bất tuân dân sự".
Như vậy, “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm
chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ,
không cùng "quỹ đạo" với chúng.
Nhận diện bản chất “bất tuân dân sự”
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về "bất tuân dân sự" nhưng
thực chất “bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc
vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số đạo luật nhất
định nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là
hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính
sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất là hành vi vi phạm pháp
luật.
“Bất tuân dân sự" là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc
vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số quy định pháp luật nhất định
của nhà nước. Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước
pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Tiểu số phục tùng đa số; lợi ích
riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích cộng
đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, "bất tuân dân sự" về cơ bản thể hiện
tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", hầu như không được nhà nước pháp
quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà
nước pháp quyền).
"Bất tuân dân sự" hình thức phản kháng, không tuân thủ,
không phục tùng, không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. Tuy nhiên, không
phải tất cả hình thức đều là ôn hòa, bất bạo động. Thậm chí, theo những người
chủ trương "bất tuân dân sự", hành động vũ trang của kẻ yếu chống lại
kẻ mạnh hơn có vũ trang thì được coi là bất bạo động. Điều này thể hiện sự mập
mờ về tính chất của các hình thức đấu tranh gọi là bất bạo động; hay nói cách
khác, ranh giới giữa bất bạo động và bạo động là khá mong manh, có thể chuyển
hóa cho nhau rất nhanh chóng. Thực chất, đây là cách ngụy tạo để biện giải, mở
đường cho đấu tranh bạo động khi bất bạo động đã tích lũy đủ điều kiện hay
"châm ngòi" thành công.
Hành vi phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng những điều luật đã được
ban hành; được thực hiện thông qua hình thức bất bạo động thể hiện sự coi
thường kỷ cương, pháp luật, trái với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền
trong một xã hội văn minh. Hơn nữa, khi hướng tới mục tiêu chính trị, "bất
tuân dân sự" là bước khởi đầu của một cuộc "cách mạng mềm" nhằm
thay đổi chế độ chính trị đang tồn tại hoặc lực lượng chính trị đang nắm quyền.
Vì vậy, trong hầu hết các vụ việc, về bản chất, đây là hành vi vi phạm pháp
luật.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa bản chất và hiện tượng. Đối với các hiện tượng cụ thể, có thể ở mức độ thấp, không ảnh hưởng xấu nhiều tới cộng đồng, nhưng ở mức độ cao, khi hướng tới mục tiêu chính trị bằng các hình thức đấu tranh trực tiếp gây tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự của đất nước, của địa bàn thì cần phải có giải pháp phù hợp.
Thực chất của “bất tuân dân sự” -
xuyên tạc, phủ
nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam
Các đối tượng xuyên
tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là những
lực lượng cực hữu ở một số nước phương Tây, lực lượng cực hữu người Việt ở nước
ngoài và những cá nhân người Việt trong nước bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua
chuộc, lợi dụng để chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã hội tại
Việt Nam. Bên cạnh đó, là những người nghiên cứu lý luận, hoạt động chính trị
đảng phái tại một số nước phương Tây và cả những người cơ hội chủ nghĩa, suy
thoái về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam.
Các luận điệu xuyên
tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay thường tập trung vào
hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận các giá trị lý luận, thực tiễn về
dân chủ, nhân quyền, như lợi dụng các hiệp định, dự án hợp tác với nước ngoài,
nhằm phá hoại và làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam;
kích động vấn đề dân tộc thiểu số và xuyên tạc Việt Nam có “hai chính sách tôn
giáo”: Chính sách bảo đảm trên hình thức và “chính sách” không bảo vệ, không
bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trong thực tế thông qua “cơ chế
xin - cho” và tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”. Trong các báo báo về tình hình
nhân quyền trên thế giới, phần viết về Việt Nam, họ thường phê phán, xuyên tạc
Chính phủ Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội
họp; hay xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách bất công Bộ luật hình sự”.
Họ cho rằng, Việt Nam có chính sách hai mặt trong việc giam giữ tù nhân chính
trị: công khai thì khép vào tội “vi phạm luật pháp” nhưng thực tế là “tù nhân
lương tâm”, “tù nhân chính trị”; hay các luận điệu xuyên tạc về sử dụng cách
tra tấn, bức cung, nhục hình đối với những người bị tạm giữ, tạm giam; bắt giữ
và xét xử tùy tiện; duy trì án tử hình; cáo buộc tình trạng đàn áp, ngăn chặn,
cản trở hoạt động của luật sư(13)...
Bên cạnh đó, các hoạt
động xâm nhập, kích động, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” như đòi
Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị
(tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự
quản lý của Nhà nước...) tương tự các quốc gia phát triển phương Tây. Họ gắn
dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển, dân chủ, tôn giáo, tiếp
cận thông tin và các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp... Đặc biệt, họ đòi
dân sự hóa hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhằm thúc đẩy phát
triển xã hội dân sự. Họ móc nối và tìm cách mua chuộc bằng tiền, hiện vật có
giá trị để làm thay đổi tư tưởng, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
một số cán bộ, đảng viên, nhất là ở cấp chiến lược và cơ quan trọng yếu nhằm
thay đổi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
theo hướng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm chệch hướng XHCN trong bảo
đảm dân chủ, nhân quyền và quá trình đổi mới đất nước nói chung.
Hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch thể hiện khá rõ nhằm kích động các cá nhân, tổ chức
trong nước tổ chức bạo động, bạo loạn thông qua cái gọi là “biểu tình ôn hòa”
hay nhờ các tổ chức, chính phủ nước ngoài khiếu kiện Việt Nam. Thí dụ, trong
UPR chu kỳ I (năm 2009), II (năm 2014) và III (năm 2019), một số tổ chức phi
chính phủ người Việt và quốc tế có quy chế quan sát viên tại ECOSOC (Ủy ban bảo
vệ quyền con người cho người Việt Nam - VCHR, Tổ chức Đảng cấp tiến xuyên quốc
gia - TRP...) lợi dụng diễn đàn của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc vu
cáo Việt Nam vi phạm quyền con người; hay tăng cường trao giải cho các đối
tượng chống đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Nhà nước Việt Nam. Thông qua
những “ngọn cờ” này, kích động, lôi kéo, tập hợp và phát triển lực lượng chính
trị đối lập theo kiểu “đa nguyên, đa đảng” ở nước ta.
Về phương thức, cách
thức chống phá hiện nay, các thế lực phản động, thù địch triệt để sử dụng
truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng internet, xuất bản báo chí ở nước
ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan
báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC
Việt ngữ, HRW...) để xuyên tạc, kích động về tư tưởng, chính trị. Họ lợi dụng
các sai sót trong công tác quản lý nhà nước để xuyên tạc, kích động khiếu kiện,
biểu tình trái phép. Họ tổ chức các hội thảo để xem xét lại các vấn đề liên
quan đến lịch sử, tuy âm thầm nhưng tác hại lâu dài, rất thâm độc. Các thế lực
thù địch dùng chiêu bài “mớm lời”, “rắc thính”, kích động để không chỉ
gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên.
Trước thực tế đó, đòi
hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và
toàn xã hội cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ để nhận diện và vạch trần bản chất
của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện
nay. Vì thực chất, đấu tranh trên mật trận tư tưởng lý luận về dân chủ, nhân
quyền còn phản ánh cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị - pháp lý giữa hai loại
hình giá trị tư tưởng XHCN và tư sản. Đây là đặc điểm có tính bản chất của cuộc
đấu tranh không có giới tuyến địch - ta rõ ràng, mà nằm ngay trong nhận thức
của mỗi người và mỗi tổ chức. Vì thế, nhân dân, trước tiên là mỗi cán bộ, đảng
viên, đều là chủ thể đấu tranh với các thế lực thù địch trên lĩnh vực này. Trong
phương thức đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền cần coi
trọng cách thức, phương pháp, biện pháp tư tưởng chính trị, như truyền thông,
vận động nhằm nâng cao nhận thức, tích cực phòng - chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” và coi trọng cách thức kết hợp trong đối thoại có đấu tranh, trong
đấu tranh có đối thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét