Bài học thứ nhất: Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống
nhất của Đảng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị, tập trung mũi nhọn đấu tranh làm thất bại âm
mưu chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm phủ định nền tảng tư tưởng, phủ định
vai trò lãnh đạo của Đảng, làm sụp đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta diễn ra rất quyết liệt phức tạp. Mọi
biểu hiện lơ là mất cảnh giác, non kém về chính trị, buông lỏng trận địa đấu
tranh tư tưởng – lý luận đều có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Do vậy
các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải kiên quyết và kiên trì lãnh đạo
nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên và lâu dài này. Để đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung thống nhất của Đảng đối với nhiệm vụ này. Trước hết phải nắm vững
và kiên định “mục tiêu kép” của cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng và phản
bác các quan điểm sai trái; thù địch, đó là: 1- Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ nhân dân, bảo vệ toàn vẹn, thống
nhất của quốc gia dân tộc. 2- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù
địch của các thế lực thù địch phản động, chống đối, các phần tử cơ hội, thoái
hoá, biến chất. Hai mục đích này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thể hiện sự
thống nhất biện chứng giữa “xây” và “chống”, thể hiện quy luật tồn tại và phát
triển của hệ tư tưởng XHCN. Mục đích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chỉ đạt
được khi Đảng ta phải kiên định nền tảng tư tưởng của mình, phải phát triển và
vận dụng sáng tạo, hiện thực hoá thắng lợi hệ tư tưởng đồng thời khi Đảng ta
lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, đánh
bại mưu đồ phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, mưu đồ xuyên tạc lịch sử dân tộc
và lịch sử cách mạng, xuyên tạc tình hình đất nước. Giữ vững vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư
tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch đòi hỏi Đảng ta
phải kiên định vững chắc quan điểm có tính nguyên tắc mang ý nghĩa sống còn của
Đảng ta đó là kiên định và vận dụng, phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây
dựng Đảng, nâng cao bản lĩnh, năng lực dự báo đúng, định hướng chính xác, lãnh
đạo chỉ đạo tập trung thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị nhất là sức mạnh tổng hợp của các binh chủng công tác tư tưởng để
thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo vệ, phát triển, vận dụng
sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch.
- Bài học thứ hai: Phải thực sự coi trọng lãnh đạo các hoạt động
xây dựng và hoàn hiện hệ thống pháp lý làm chỗ dựa vứng chắc cho cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực tư tưởng – lý luận hiện nay. Thể chế hoá quan điểm đường lối của
Đảng là một phương thức lãnh đạo của Đảng ta chỉ có thể chế hoá thì nghị quyết
của Đảng mới đi vào cuộc sống. Do đó cần tập trung lãnh đạo các cơ quan lập
pháp, tư pháp, hành pháp quán triệt sâu sắc nghị quyết 35 của Bộ chính trị để
thể chế hoá 6 quan điểm chỉ đạo và 5 nhiệm vụ giải pháp của nghị quyết thành
luật, nghị định, các văn bản pháp quy hoặc bổ sung, hoàn thiện một số văn bản
pháp quy đã có. Cần bổ sung hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân
tộc, tôn giáo… Các cấp uỷ Đảng cần tiếp tục cụ thể hoá 4 giải pháp của nghị
quyết TW4 khoá XII nhằm bổ sung hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế làm
cơ sở pháp lý trong Đảng để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” trong nội bộ nói chung, đấu tranh có hiệu quả với số cán bộ Đảng viên
thoái hoá biến chất, cơ hội chính trị tiếp tay tuyên truyền, cổ suý, phát tán
các quan điểm sai trái thù địch.
- Bài học thứ ba: Cần coi trọng xây dựng bộ máy tổ chức thích
hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tham mưu, chỉ đạo trực tiếp cuộc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch ở Việt
Nam hiện nay. Để thực hiện âm mưu chiến lược diễn biến hoà bình nhằm phủ nhận
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận con đường đi lên CNXH, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng làm sụp đổ chế độ XHCN… Khi các tổ chức, lực lượng
phản động đang liên kết phối hợp trong ngoài triển khai phá hoại mặt trận tư
tưởng với nhiều thủ đoạn thâm hiểm với nhiều công cụ phương tiện tác động tư
tưởng, tâm lý cả truyền thống và hiện đại. Để giành chiến thắng trong cuộc đấu
tranh tư tưởng này đòi hỏi chúng ta phải có tổ chức mới có đủ khả năng nắm bắt
kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn, xây dựng các kế hoạch đấu tranh, chỉ đạo phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ các binh chủng công tác tư tưởng, phối hợp chặt chẽ giữa
hoạt động nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn chung với nghiên cứu xây dựng
những luận cứ khoa học bác bỏ có sức thuyết phục cao các luận điệu sai trái thù
địch. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ chính trị nội bộ với đấu tranh bảo
vệ nền tảng tư tưởng giữa công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng với đấu tranh chống
suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Sau nghị quyết 35 của Bộ chính trị, từ ba Ban chỉ đạo 94, 609,
213, Đảng ta đã thành lập Ban chỉ đạo 35. Những năm qua công tác bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững, bổ sung và phát triển
nền tảng tư tưởng của Đảng ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu thủ đoạn phá hoại
của các thế lực thù địch phản động, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, không ngừng củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ XHCN. Từ khi có Nghị quyết 35 công tác này ngày càng được triển
khai bài bản, thống nhất đồng bộ, toàn diện, quyết liệt và đi vào chiều sâu.
Tuy nhiên Ban chỉ đạo 35 cũng còn một số hạn chế. Do đó Ban chỉ đạo 35 cần được
tiếp tục đổi mới mô hình và phương thức cơ chế hoạt động và một lực lượng
chuyên gia tư tưởng, lý luận, an ninh cùng lực lượng cộng tác viên bản lĩnh,
tâm huyết dày dặn kinh nghiệm để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên trong thời kỳ mới.
- Bài học thứ tư: Phải thực sự coi trọng đào tạo, bồi dưỡng phát
triển năng lực và có cơ chế chính sách đặc thù để tạo động lực hoạt động cho
đội ngũ cán bộ nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác
các quan điểm sai trái thù địch.
Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các
quan điểm sai trái thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực
ý thức hệ. Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ diễn ra rất khó
khăn, lâu dài, phức tạp, quyết liệt. Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp tư sản
quốc tế, các thế lực đế quốc, phản động đã sử dụng toàn bộ hệ thống chính trị,
giới chuyên gia lý luận, tư tưởng, tâm lý chiến, với mọi phương tiện truyền
thông hiện đại và hiệu quả nhất với lực lượng tham gia tinh nhuệ được đào tạo
bài bản, được trang bị những công cụ phương tiện hiện đại cho thực hiện âm mưu
chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Để giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh rất
quyết liệt này Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt
có năng lực chuyên môn phù hợp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sự nhạy bén
chính trị cao, có nhiệt tình và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức. Đã xây
dựng được đội ngũ chuyên gia, cố vấn trong lĩnh vực này là những người có kiến
thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, hiểu biết sâu sắc, kiên định chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước. Có hiểu biết nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu phản bác các quan điểm sai trái
thù địch. Tuy nhiên trong đội ngũ cán bộ nòng cốt còn một bộ phận nhỏ hạn chế
về năng lực chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong
thời kỳ mới. Một số chuyên gia lớn tuổi tuy kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm
phong phú, giàu nhiệt huyết nhưng có nhiều hạn chế trong năng lực, trình độ sử
dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới.
Trước yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh trong thời kỳ mới, đòi hỏi Đảng
ta phải thực sự quan tâm lãnh đạo lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng từ đào tạo bài
bản đội ngũ cán bộ kế cận nòng cốt, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt đang làm
nhiệm vụ và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia cố vấn, đồng thời cần bổ sung một số
cơ chế chính sách đặc thù tạo động lực hoạt động cho lực lượng cán bộ nòng cốt,
cho đội ngũ cố vấn chuyên gia đáp ứng yêu cầu trong cuộc đấu tranh rất khó
khăn, phức tạp, quyết liệt và lâu dài.
- Bài học thứ năm: Phải thực sự coi trọng tăng cường lãnh đạo
thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật hiện đại để sớm phát hiện, ngăn
chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái thù địch và
ngăn chặn có hiệu quả các trang mạng độc hại. Xây dựng mới các trang mạng; các
website của ta để tuyên truyền nhanh, kịp thời lan toả sâu rộng các lập luận
sắc bén, thuyết phục các thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Tuyên truyền lan toả sâu rộng các định hướng, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đối ngoại… để từng bước vững chắc giành thế chủ
động làm chủ thế trận tiến công về thông tin tư tưởng lý luận trên internet.
Nghiền ngẫm để nắm vững và vận dụng sáng tạo năm bài học kinh
nghiệm chủ yếu trên là quá trình lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ giải pháp
của nghị quyết 35, là phương hướng, nội dung chủ yếu để bồi dưỡng nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo cho các cấp uỷ, chính quyền và mặt trận để giành thắng lợi
trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét