Trong tuần đầu năm mới 2024, nhân dân Campuchia kỷ niệm trọng
thể Ngày chiến thắng 7/1/1979 lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary, bắt
tay vào xây dựng nhà nước tự chủ của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân
Campuchia do Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen điều hành Chính phủ. Từ
đó đến nay, bộ mặt đất nước Chùa Tháp này đã thay đổi và khởi sắc toàn diện, đời
sống nhân dân được cải thiện, uy tín của Đảng nhân dân Campuchia ngày càng được
nâng cao; theo đó quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, nhất là quan hệ với
Việt Nam và Lào – những nước láng giềng anh em ngày thêm bền chặt. Đặc biệt, cuộc
gặp mặt của lãnh đạo ba Đảng mới đây giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng nhân dân cách mạng
Campuchia Hun Sen, khẳng định tiếp tục tăng cường đoàn kết, hợp tác, hữu nghị
giữa ba Đảng và ba nước trong giai đoạn mới, đã làm cho một số thế lực xấu ở
trong nước và nước ngoài không vui, thậm chí đau đầu vì xưa nay họ muốn lái
Campuchia đi theo con đường chống lại Việt Nam.
Với bản chất và dã tâm cố hữu ấy, nhân kỷ niệm Ngày chiến
thắng 7/1/1979, họ không thể “ngồi yên”, không thể “ngủ yên”, và càng không thể
“ngậm miệng”, do đó họ lại tiếp tục phun ra “nọc độc” về cái gọi là “Việt Nam
xâm lược Campuchia” trong những thập niên 70, thế kỷ 20, là không có gì lạ!
Chả thế mà đài RFA ngày 3/1/2024 dẫn lời một nhà nghiên cứu
lịch sử ở Campuchia cho rằng, cái gọi là “quân tình nguyện Việt Nam giúp
Campuchia lật đổ Khmer Đỏ chẳng qua là lúc đó Khmer Đỏ quá thân Trung Quốc và
thù ghét Việt Nam”, còn việc “giải cứu Campuchia chỉ là kết quả phụ” (!) Mong
các ông dành thời gian đọc những phát biểu của người trong cuộc chung quanh vấn
đề lịch sử này, đặc biệt là các ý kiến của nhiều nhà lãnh đạo đương nhiệm
Campuchia:
Phó thủ tướng Campuchia Neth Savoeun cảm ơn Việt Nam trong
bài phát biểu ngày 7/1 tại Hà Nội: “Nếu không có sự cứu giúp, hỗ trợ kịp thời của
Việt Nam, Campuchia đã đứng trước nguy cơ bị diệt chủng và chết chóc nghiêm trọng.
Nếu không có chiến thắng Ngày 7/1, sẽ không có Campuchia như ngày nay”. Cùng
ngày, trong lễ kỷ niệm Chiến thắng 7/1/1979 tại Campuchia, Chủ tịch Đảng nhân
dân Campuchia (CPP) cầm quyền Samdech Techo Hun Sen cũng bày tỏ lòng biết ơn đến
lực lượng quân tình nguyện và nhân dân Việt Nam đã giúp Campuchia tái sinh và
có “ngày sinh nhật lần thứ hai”.
Về việc một số lực lượng chống đối tuyên bố trắng trợn rằng
quân đội Việt Nam “xâm lược Campuchia”, ông Sok Eysan, người phát ngôn CPP khẳng
định: “Nói về yêu cầu thực tiễn, nếu theo luật quốc tế, chờ Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc cho phép quân đội Việt Nam sang đánh đuổi bọn Pol Pot, thử hỏi mất
bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm? Trong thời gian chờ đợi đó, sinh mệnh của nhân
dân Campuchia sẽ ra sao, khi hàng triệu người đã bị Pol Pot sát hại. Chính vì vậy,
việc quân đội Việt Nam có thể vào Campuchia là theo lời yêu cầu hỗ trợ của nhân
dân Campuchia”.
Giáo sư sử học Sombo Manara thuộc đại học Panasatra
Campuchia cho biết, ông đề cao Quân đội tình nguyện Việt Nam trong việc phụng sự
lợi ích quốc gia và tinh thần nhân đạo trong việc giải cứu người Campuchia: “Việt
Nam và Campuchia đều gọi những người lính Việt Nam khi đó là “bộ đội tình nguyện
Việt Nam”. Từ “tình nguyện” có giá trị lớn lao lắm, thử hỏi có ý nghĩa “xâm lược”
được không? Năm 1989, bộ đội tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia - động
thái thể hiện sự trân trọng giá trị tình nguyện: Tôi tình nguyện, tôi xong việc,
tôi phải rời đi”.
Ông Chhang Youk, Giám đốc Trung tâm Tư liệu Campuchia
(DC-Cam) và là chuyên gia hàng đầu về nạn diệt chủng và chế độ Khơme Đỏ, phân
tích: “Sự hiện diện của quân đội Việt Nam theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết cứu
quốc Campuchia cho thấy có sự tính toán cẩn trọng và nhanh nhạy, phản ứng kịp
thời, không trì hoãn. Có lẽ vì từng trải qua chiến tranh dai dẳng, từ thời Pháp
đến thời Mỹ, Việt Nam hiểu bối cảnh chính trị đó nên đã phản ứng kịp thời. Nếu
có sự chần chừ, do dự ở đây, tình hình sẽ không như hôm nay”.
Ông Chhang Youk nhấn mạnh: Campuchia có cuốn sách lịch sử
dành hẳn phần mở đầu cung cấp các luận cứ, lời khẳng định và đặc biệt là bằng
chứng có 5 triệu người dân sống sót đến hôm nay, để bác bỏ các ý kiến cố tình
xuyên tạc và bóp méo sự thật, hòng phá hoại tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước:
“Có thể có ý kiến trái ngược, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Những người nói ngược
với sự thật không phải vì lợi ích của người dân, mà phục vụ cho một quan điểm,
chương trình hoạt động, tổ chức chính trị nào đó. Khi đất nước Campuchia phát
triển như hôm nay, có nhiều người có học thức, hiểu biết nhiều hơn và đó là cơ
sở để sự thật càng rõ ràng hơn”.
Theo báo Khmer Times, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã chỉ
trích cựu thủ lĩnh phe đối lập Sam Rainsy phát ngôn công kích lễ kỷ niệm 45 năm
Ngày Chiến thắng Khmer Đỏ 7/1. Phát biểu tại lễ khánh thành một cây cầu tại tỉnh
Koh Kong hôm 8/1, Thủ tướng Hun Manet đã đặt ra câu hỏi cho Sam Rainsy: “Từ
17/4/1975 7/1/1979, Khmer Đỏ có giết hại người dân Campuchia không? Và bao
nhiêu triệu người đã chết? Những người sống sót sau chế độ diệt chủng Pol Pot
và còn sống đến ngày nay đều là những nhân chứng, đồng thời tất cả sử sách đều
ghi nhận và khẳng định Khmer Đỏ đã giết hại người dân Campuchia”.
Tại sao Campuchia phải dựa vào Việt Nam? Ông Hun Manet nêu
rõ: “Năm 1978, Campuchia chỉ có hai lựa chọn là dựa vào phương Tây hoặc phương
Đông để cứu dân. Nếu dựa vào phương Tây thì nhờ Liên hợp quốc và nếu đi về phía
Đông thì nhờ Việt Nam giúp đỡ. Liên hợp quốc không cử quân tới giúp Campuchia
vào thời điểm đó, vì luật pháp Liên hợp quốc không cho phép quân đội của họ vào
bất kỳ nước nào mà không có yêu cầu của chính phủ. Vì vậy, chúng ta chỉ còn một
lựa chọn là nhờ phía Việt Nam hỗ trợ. Nếu quân đội Việt Nam không đến giúp thì
chúng ta đã tiếp tục chết mòn”.
Thủ tướng Hun Manet khẳng định, nếu không có sự hỗ trợ của
Việt Nam, Mặt trận đoàn kết gồm 10.000 quân sẽ không thể đánh bại Khmer Đỏ:
“Vào thời điểm đó, không thể xây dựng một đội quân lớn để chống lại Khmer Đỏ vì
người dân đang thiệt mạng hằng ngày”. Ông kêu gọi thế hệ người dân Campuchia tiếp
theo tìm hiểu thêm về Ngày 7/1 và không sử dụng chính trị gây chia rẽ để giải
thích sự thật lịch sử.
Trước đó, hôm 7/1, Sam Rainsy đã đăng trên trang Facebook của
mình thông điệp: “Ngày 7/1 đánh dấu việc Campuchia đánh mất chủ quyền”, trong
đó đặt câu hỏi: “Liệu có thể tránh được chiến tranh nếu không có cuộc đảo chính
của Lon Nol? Xét về nguồn gốc của Khmer Đỏ, liệu họ có thể trỗi dậy nếu không
có sự hỗ trợ của cộng sản Trung Quốc và Việt Nam?”. Đến đây, ông Sam Rainsy, kẻ
đã phản bội Tổ quốc Campuchia cùng các thế lực xấu xa, lại một lần nữa tự “lột
mặt nạ” về chiêu bài kích động ầm ĩ nhằm ngăn chặn quan hệ Việt Nam - Campuchia
đang trên đà phát triển.
Từ những phân tích trên,
Nhân dân, cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những luận
điệu xuyên tạc; đấu tranh với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chống lại sự bôi nhọ,
vu khống, kích động, gây chia rẽ để không ngừng tăng cường hơn nữa mối quan hệ
“láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu
dài” vì lợi ích của Nhân dân hai nước Việt Nam- Campuchia; vì hòa bình, ổn định,
phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét