Vấn đề “tự
do”, “nhân quyền” luôn là chủ đề các thế lực thù địch sử dụng để xuyên tạc, chống
phá Việt Nam.
Vẫn tiếp tục
những chiêu trò đó, ngày 06/01/2024, trên trang blog Đài Á Chấu Tự Do (RFA) tán
phát bài “Các nhóm nhân quyền quốc tế tố cáo Việt Nam vi phạm công ước quốc tế
lên Liên Hợp Quốc”, nội dung đưa ra đóng góp của tổ chức “Uỷ ban Bảo vệ quyền
làm người Việt Nam” (VCHR) và “Liên đoàn Quốc tế nhân quyền” (FIDH) gửi Uỷ ban
Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua phiên họp 140 vào ngày 23/8/2024 tại Thuỵ
Sĩ, nhằm mục đích tố cáo Việt Nam vi phạm 8 điều trong Công ước Quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị (ICCPR) bao gồm các điều về thực hiện Công ước ở cấp
Quốc gia, án tử hình, tra tấn, điều kiện giam giữ, các phiên toà công bằng, quyền
tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do lập hội nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trong
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Thực tiễn cho thấy, các vấn đề về
nhân quyền ở Việt Nam, các đánh giá của Liên Hợp Quốc lại luôn coi Việt Nam là
nước coi trọng phát triển con người, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng và
tiến bộ xã hội. Theo báo cáo năm 2020 của Chương trình Phát triển của Liên Hợp
Quốc UNDP, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở
mức cao trên thế giới, xếp thứ 117/ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990
đến 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc
độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam
là thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ
thể trong Hiến pháp 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật liên quan. Trong những
năm qua, Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để triển
khai nhiều biện pháp cụ thể, đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân,
tích cực tham gia hợp tác quốc tế về quyền con người.
Gần 40 năm
qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững
đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế.
Phát biểu tại
phiên họp cấp cao (Khoá họp lần thứ 52-Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc), Phó
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trần Lưu Quang đã nêu bật nhiều thông điệp mạnh mẽ
về cam kết, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong phát triển đất nước, bảo đảm
quyền con người. Kêu gọi các nước thông hiểu và tôn trọng các đặc thù về lịch sử,
hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội của nhau, thúc đẩy hợp tác và đối thoại, tiếp
cận các quyền con người một cách tổng thể. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần
Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna bằng một văn kiện của
Hội đồng Nhân quyền nhằm khẳng định lại và tăng cường các nỗ lực, cũng như hành
động nhằm đạt được những mục tiêu và giá trị lớn, bao trùm của bản Tuyên ngôn
và Tuyên bố trên cùng với cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người
cho tất cả mọi người. Cũng tại khóa họp này, đoàn Việt Nam đề cao chủ trương nhất
quán, sự nỗ lực và những thành tựu trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, khẳng
định Việt Nam cam kết phát triển bền vững vì lợi ích của người dân, nhấn mạnh sự
cần thiết giải quyết bất bình đẳng, bảo vệ những người dễ bị tổn thương, kêu gọi
giải quyết các thách thức toàn cầu
Nhìn về quá khứ, từ một nước bị
chiến tranh tàn phá, bị bao vây cấm vận, qua hơn 37 năm đổi mới, Việt Nam đã vượt
qua nhiều khó khăn, thách thức, vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Từ những
kết quả nêu trên, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những
kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; đẩy lùi những
hành động chống phá, luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa