Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

NVD40 - Làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc Luật An ninh mạng

 

Với sự ra đời và có hiệu lực của Luật An ninh mạng, Việt Nam đã có công cụ pháp lý chuẩn mực, vững chắc để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và quyền con người, quyền công dân, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Mọi luận điệu xuyên tạc Luật này cần kiên quyết đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

Ngày 12-6-2018, với 423 phiếu thuận, Luật An ninh mạng (có 07 chương, 43 điều) đã được kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và được Chủ tịch nước công bố ngày 30-6-2018, có hiệu lực từ ngày 01-01-2019. Sự ra đời của Luật An ninh mạng có cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý vững chắc, được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đồng tình, ủng hộ; coi đó là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam thực thi bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn. Thế nhưng, lợi dụng sự kiện này, núp dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”,… một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn để phản bác, xuyên tạc Luật, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự ngờ vực trong dư luận xã hội; tập trung kích động, lôi kéo tụ tập đông người, biểu tình trái phép, thậm chí có hành vi quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, v.v. Mục đích cuối cùng của họ là biến biểu tình, gây rối thành bạo loạn chống đối chủ trương, đường lối của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam. Bởi lẽ, Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, thì họ sẽ không thể tự tung, tự tác trên không gian mạng; mất đi một công cụ đắc lực để thực hiện mưu đồ đen tối chống phá cách mạng Việt Nam.

Nhận diện và đề ra giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn nêu trên là vấn đề cấp thiết và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Để đạt hiệu quả cần tiến hành đồng bộ những nội dung, giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, các cấp cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải có Luật An ninh mạng. Đây là vấn đề rất quan trọng cần có sự vào cuộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các thiết chế văn hóa, cơ quan chức năng, báo chí, thông tin, truyền thông từ Trung ương đến cơ sở.

Hai là, cấp ủy, chính quyền các cấp cần bám sát cơ sở, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và kịp thời tham mưu với trên những chủ trương, giải pháp hoặc giải quyết những vướng mắc, bức xúc và tình huống xảy ra liên quan đến Luật An ninh mạng một cách hiệu quả

Ba là, phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách trực tiếp đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Luật An ninh mạng là khách quan, cấp thiết, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành thì đạo luật đó phải được tôn trọng, thực thi. Vì thế, không thể tiếp tay cho các thế lực xấu lợi dụng cái gọi là “bất tuân dân sự” để phá hoại sự thượng tôn pháp luật bằng những thông tin vu vơ, không có cơ sở.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...