Thời gian
qua, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động chống phá nước ta
với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt, đặc biệt là chúng
lợi dụng internet, mạng xã hội đưa những ý kiến trái với quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh sai
tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam như: Tổ chức Việt Tân,
Đài Á châu tự do RFA, BBC Việt ngữ, thoibao.de… thường xuyên
đăng tải, tung thông tin sai sự thật chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chúng
thiết lập các website, blog, facebook, youtube, mở các “diễn đàn”, “câu lạc
bộ”… phát tán các thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có nội dung xấu độc
để chống phá; đăng tải thông tin thật giả lẫn lộn để đả kích, phủ nhận
truyền thống cách mạng, bản chất cách mạng cao đẹp của lực lượng vũ trang, bôi
nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Bọn chúng sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, lôi
kéo, tập hợp dư luận, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Chuyển
hóa các bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài hát phát trên các kênh âm nhạc
trực tuyến làm công cụ tuyên truyền, chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Các phần tử xấu, cơ hội chính trị điên cuồng chống phá, không từ một thủ
đoạn nào, từ xuyên tạc sự thật lịch sử, bôi nhọ nhân cách và phẩm giá, đến đánh
giá phiến diện, sai trái; tìm mọi cách “hạ thấp uy tín, bôi nhọ lãnh tụ” của
Đảng ta, bài bác, hòng phủ nhận tư tưởng của Hồ Chí Minh, phá hoại nền tảng tư
tưởng của Đảng ta. Các thế lực thù địch còn
ra sức rêu rao: “Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là điều kiện cần thiết để
thực thi dân chủ ở Việt Nam”. Thực chất đây là những luận điệu phản động, sai
trái, bịa đặt nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, theo cáo trạng của Viện Kiểm
sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ 13/6/2018 đến ngày
31/12/2020, Nguyễn Lân Thắng trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn các trang
mạng và được đăng tải lên Internet 12 video clip có nhiều nội dung tuyên truyền
thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, có 11 nội dung tuyên
truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính
quyền nhân dân. Tám nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao
tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân. Bốn nội dung xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Ngoài ra, bị cáo còn tàng trữ
hai tài liệu dạng sách có ba nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, 14 nội
dung tuyên truyền thông tin bịa đặt, 12 nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Như vậy,
việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt đối tượng Nguyễn Lâm Thắng 06
năm tù và 02 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” được quy định tại Điều117 trong Bộ luật hình
sự năm 2015. Đây là hình phạt thích đáng, có tính răn đe với đối tượng có hoạt
động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Thông qua hoạt động
của các thế lực phản động thời gian vừa qua, nhất là việc Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt đối tượng Nguyễn Lâm Thắng 06 năm tù và 02
năm quản chế về tội “Làm, tang trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy
định tại Điều117 trong Bộ luật hình sự năm 2015. Rõ ràng, mọi hoạt động
tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống
phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải
khẳng định rằng, Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban hành hoàn
toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền,
xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên
các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội
và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của
toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Các dấu hiệu, hành
vi liệt kê trong Điều 117, BLHS đe dọa đến an ninh quốc gia, chế độ và Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này là hoàn toàn phù hợp
với các quy định của Hiến pháp.
Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều
117, BLHS là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam,
quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ
bản của công dân theo qui định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu rằng,
quyền tự do ngôn luận luôn gắn với nghĩa vụ của công dân, gắn với chế độ chính
trị của từng quốc gia, do đó cần phải hiểu đúng các qui định về vấn đề này. Nhiều
quốc gia trên thế giới cũng có các giới hạn, quy định riêng về các quyền tự do
ngôn luận để phù hợp với đặc thù của chế độ xã hội, tình hình chính trị, văn
hóa của các quốc gia đó. Bàn về vấn đề này, năm 1993, Hội nghị quốc tế về quyền
con người ở Vienna (Áo), đại diện các quốc gia đã khẳng định: “Tất cả các quyền
con người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc
thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”…
Các lập luận, viện dẫn các thông tin cho rằng Điều
117, BLHS “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có cơ sở, thiếu
căn cứ để ràng buộc. Rõ ràng, đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS của
các đối tượng phản động, chống đối nhằm hướng đến mục đích, ý đồ xâm phạm an
ninh quốc gia, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ, của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam.
Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sỹ trong quân đội cần phải nhận thức sâu sắc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tự ý thức
và chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân về âm mưu,
thủ đoạn, chiêu bài chống phá của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của cả hệ thống chính trị nước ta. Vì, nếu như những biểu hiện xa
rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xem nhẹ Điều 117, BLHS trong thực hiện
nhiệm vụ không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ là nguy cơ rất khó
lường, đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta./.
mỗi cán bộ phải tự ý thức và chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Trả lờiXóa