Những năm gần đây, sự phát triển của
công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt
của xã hội. Lợi dụng sự phát triển nhanh chóng này mà các thế lực thù địch đã
tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều thông tin sai trái, xấu,
độc trên mạng xã hội nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, thúc đẩy quá
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Vì thế, một trong những vấn
đề quan trọng đặt ra với mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay là cần phải tỉnh táo,
nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong việc chuyển tải thông tin.
Trong bối cảnh phát triển của khoa học và công nghệ, mạng xã
hội đã trở nên phổ biến với tất cả mọi người. Với sự hấp dẫn của mình, mạng xã
hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt
là với giới trẻ. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, mạng xã hội
cũng tồn tại rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến con người, thậm chí
là anh ninh, trật tự xã hội.
Mạng xã hội là một nền tảng trực
tuyến với các mô hình, tính năng, cách sử dụng khác nhau, giúp mọi người
dễ dàng truy cập và kết nối. Đây là nơi mọi người có thể giao lưu, gặp gỡ,
chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh hay xây dựng những mối quan hệ dựa
trên điểm chung như sở thích, nghề nghiệp,...
Hiện nay, mọi người đều có thể dễ
dàng truy cập vào mạng xã hội thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện
thoại, ipad,... Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý
tưởng các nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên
mạng hoặc trong thế giới thực. Nếu như trong mô hình mạng xã hội truyền thống,
ví dụ như sự kiện hội chợ tồn tại từ lâu trong lịch sử thì mạng xã hội giúp
người dùng kết nối với những người sống ở những vùng đất khác nhau hoặc trên
toàn thế giới.
Khắp các địa phương hiện nay, mạng xã hội bùng nổ với với số lượng người
tham gia ngày càng lớn. Đặc biệt là các trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Tiktok… Vì vậy, các thế lực
thù địch triệt để lợi dụng các công cụ này để đẩy mạnh các hoạt động chống phá
từ bên ngoài, tạo dựng lực lượng chống đối từ bên trong.
Các phần tử này xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong quản lý,
những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc
phức tạp nảy sinh trong xã hội. Đồng thời móc nối, cấu kết với những cán bộ,
đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất nhằm lôi kéo, mua chuộc, tạo lực
lượng chống phá từ bên trong. Trong đó, số bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí
hoạt động; các đối tượng trong nước tích cực tập hợp lực lượng, thu thập tin
tức để cung cấp cho bên ngoài vu cáo, xuyên tạc tình hình đất nước. Lợi dụng
internet, mạng xã hội để lan truyền các clip, tài liệu xuyên tạc, bôi nhọ các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội... nhằm gây hoang mang, hoài nghi,
suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,
sự điều hành, quản lý của Nhà nước, làm xóa nhòa hình ảnh “bộ đội Cụ Hồ” trong
lòng nhân dân.
Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội chống phá nước ta, đặc biệt là Luật An toàn thông tin mạng năm 2016 và gần đây nhất là Luật An ninh mạng. Nhiều đối tượng đã bị xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật . Điển hình như đối tượng Lê Mạnh Hà, trú tại xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Đối tượng đã nhiều lần biên soạn, đăng tải, chia sẻ thông tin không chính xác trên các trang facebook, Youtube... các bài viết, video clip có nội dung xấu độc, nhằm tuyên truyền, nói xấu chính quyền, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân. Ngày 12/01/2022 đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là lời cảnh tính cho những kẻ coi thường pháp luật lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước.
Để làm tốt nhiệm vụ đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, các
quan điểm xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta của các thế lực phản
động trong và ngoài nước trên mạng xã hội, mỗi đảng viên, cán bộ cần nâng cao
khả năng nhận diện với các thông tin xấu, độc, nguy hại đối với bản thân và xã
hội. Đồng thời, xây dựng phong cách văn hóa khi tham gia trên không gian mạng;
có ý thức cảnh giác, không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài liệu liên
quan đến bí mật quốc gia…. Phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, phương thức
hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng, chỉ cập nhật những
thông tin chính thống, không xem và chia sẻ những thông tin chưa được kiểm
chứng, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình,… không để đồng nghiệp, người nhà
của mình bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia sẻ, lan truyền
những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội.
Cán bộ, đảng viên cần sử dụng trang mạng xã hội như một kênh thông tin,
tuyên truyền những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chủ động và thường xuyên tham gia bình luận,
chia sẻ các bài viết về những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt,
những mô hình mới, cách làm hay của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân
trong tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.
Đấu tranh phòng, chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để chống
phá sự nghiệp cách mạng nước ta là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài. Vì
vậy, hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong
việc thực hiện nhiệm vụ của mình; phải luôn xây dựng khối đại đoàn kết ngày
càng vững mạnh, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi những thông
tin sai lệch trên không gian mạng./.
cần phải xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng vững mạnh, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch trên không gian mạng
Trả lờiXóa