Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

NVD40 - Phủ nhận luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch về vấn đề dân tộc Khmer ở Việt Nam.

 

   Thời gian vừa qua, trước dịp Tổng thống Mỹ  có chuyến thăm chính thức Việt Nam; Ngày 24/8/2023, trên trang blog Đối thoại phát tán bài “Người Khmer Krom biểu tình trước toà Đại sứ Việt Nam tại Washington DC”; trang facebook RFA cũng có bài đăng “Thúc ép nhân quyền Việt Nam trước chuyến thăm của Tổng thống Biden”. Trước tình hình đó, ngày 31/8/2023, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: ““Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam"; Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Sự thật lịch sử cho thấy, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, cộng đồng các dân tộc được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Không chỉ riêng Việt Nam, mà ở rất nhiều quốc gia, vấn đề dân tộc luôn là chủ đề nóng được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ khi Đảng ra đời đến quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam; Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vấn đề bình đẳng các dân tộc, điều này được thể hiện trong các văn kiện, Cương lĩnh của Đảng. Cụ thể, Điều 5 Hiến pháp 2013 ghi rõ:

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Thực hiện nhất quán đường lối đó, Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản, chỉ thị ban hành phát triển Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2011 - 2020” nhằm xây dựng tổng thể các chính sách ưu đãi riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long, trọng tâm là đồng bào Khmer giai đoạn 2014 - 2020 và có Chiến lược phát triển toàn diện đối với đồng bào dân tộc Khmer đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới...

Việc thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã được Chính phủ, các ban, bộ, ngành và các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer thực hiện nghiêm túc, cụ thể, phù hợp với sự phát triển chung của cả vùng và từng địa phương. Đến nay, Chính phủ ban hành 100 văn bản thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng đang triển khai thực hiện trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 58 chính sách chung có liên quan đến chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và 42 chính sách riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chủ yếu là các quyết định phê duyệt các chính sách, dự án quan trọng, toàn diện đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng.

Từ dó, chúng ta có thể nhận thấy rằng, những luận điệu của các thế lực về vấn đề dân tộc ở Việt Nam, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khmer là hoàn toàn bịa đặt, hòng xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. Luôn ủng hộ chính sách đúng đắn của Đảng

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...