Dịch bệnh COVID-19, với sự xuất hiện của biến chủng
Delta vẫn đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong
cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam,
đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa
phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc
biệt, dịch bệnh đã lan rộng vào cộng đồng ở nhiều khu vực trong cả nước, đặc biệt
là các tỉnh, thành phố phía Nam, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và
đời sống nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch
COVID-19, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống
dịch COVID-19 đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống
dịch, với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và yêu cầu đặt sức khỏe,
tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà
nước thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra những định hướng lớn, các phương
châm, đường lối, chiến lược về phòng, chống dịch. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19 đã chỉ đạo đồng bộ, tổng thể công tác phòng, chống dịch, bảo
đảm an ninh, trật tự xã hội, huy động và vận động xã hội, sản xuất và lưu
thông hàng hóa, bảo đảm nguồn lực và thông tin truyền thông; qua đó đã từng bước
kiểm soát được tình hình dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái
"bình thường mới".
Có thể thấy rằng, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với
tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây. Số ca nhiễm ghi nhận trong
những ngày gần đây được ghi nhận ở đợt dịch này không phải là hai, ba mà là bốn
con số. Bên cạnh sự đồng thuận, ủng hộ giúp đỡ và cộng tác rất tích cực của đại
bộ phận người dân thì có những người vẫn lên mạng xã hội để thì vẫn không ít
anh hùng bàn phím ngồi trong xó góc, cào phím lên tiếng kêu ca, phàn nàn chủ
trương phòng chống dịch bệnh covid-19 của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, chỉ trích chính quyền, tung thông tin xuyên tạc, sai sự thật
hay đòi hỏi Nhà nước phải làm như thế này, như thế kia..., có bộ phận người dân chỉ biết lấy tin qua mạng
xã hội mà vội vàng suy diễn, phán xét, chỉ trích và đặt ra yêu cầu vô lý, rồi
đăng tải những bài viết với nội dung phê phán, chỉ trích chính quyền, rồi đưa
ra những đòi hỏi, yêu cầu tại sao Nhà nước lại không làm như thế này, thế kia,
muôn vàn kiểu ca thán, thay vì thấu hiểu và chia sẻ.
Đợt
bùng dịch lần này diễn biến phức tạp hơn rất nhiều với sự xuất hiện của biến chủng mới Delta với tốc độ lây
lan nhanh. Chính vì vậy, Chính phủ và các địa phương phải liên tục có sự điều
chỉnh các biện pháp chống dịch cho phù hợp với diễn biến mới và thực tế ở từng
địa phương. Mỗi phương án đưa ra được cân nhắc, tính toán rất kỹ với sự vào cuộc
quyết liệt của tất cả các bộ ngành với quan điểm “sức khỏe của nhân dân là trên
hết, trước hết”. Từ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng phải trực
tiếp xuống các địa phương để kiểm tra, nắm bắt tình hình thực địa và đưa ra quyết
sách. Những lực lượng tuyến đầu chống dịch, họ vẫn ngày đêm gồng mình quên thời
gian, chạy đua với dịch bệnh, hy sinh thời gian cho gia đình, con cái nhưng nào
họ có ca thán hay phàn nàn gì. Khi dịch bệnh ở các tỉnh phía nam phức tạp, nhất
là khi thực hiện giãn cách, đồng bào miền Bắc, miền Trung không ai bảo ai mang
đóng góp những thứ mình có: nào bí, lạc, cá khô, miến… nhưng cũng chẳng ai kêu
ca, phàn nàn gì mà rất chia sẻ với nỗ lực của Chính phủ và thấu hiểu những khó
khăn mà nhân dân cả nước đang phải trải qua. Rõ ràng, khi thực hiện các biện
pháp chống dịch, cuộc sống của người dân sẽ phải thích ứng với các điều kiện mới
khác với trước đây, nhất là với các địa phương thực hiện giãn cách, khu vực
phong tỏa, cách ly.
Để công tác chỉ đạo, điều hành tập trung, đáp ứng
yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn
chặn, kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống sinh hoạt và sản xuất trở lại trạng thái
bình thường mới. Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa
XIII đã chỉ rõ: Sau gần 2 năm kể từ khi xuất hiện, dịch COVID-19 vẫn diễn biến
hết sức phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, xuất hiện liên tục các biến
chủng mới. Dự báo, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước
ta còn diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với
những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Cần phải có lộ trình
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Hội nghị đặt ra
mục tiêu: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, từng
bước đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khoẻ,
tính mạng của người dân; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
phòng, chống dịch, thống nhất một ứng dụng công nghệ bảo đảm kết nối, liên
thông, thuận lợi khi sử dụng và an ninh, an toàn thông tin. Tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; nâng cao nhận thức,
tinh thần tự giác, chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương,
doanh nghiệp và người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Chính vì vậy, thay vì ngồi cào phím phán xét, mỗi
người dân Việt Nam chúng ta hãy là
người dùng mạng xã hội thông minh, tự giác nâng cao ý thức của bản thân, phát huy tinh thần đoàn kết,
chung sức, đồng lòng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, góp phần xây dựng thói quen, lối
sống lành mạnh, tự chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng,
tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong phòng bệnh COVID-19, tránh lây nhiễm bệnh. Với tinh thần mỗi người dân là một
chiến sĩ, một tuyên truyền viên, tạo sự thống nhất nhận thức rằng
“khống chế dịch tuyệt đối là rất khó khăn”; “phòng dịch vẫn là chính, là cơ bản,
chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác”; thích ứng phòng, chống dịch phù hợp, an toàn, linh hoạt, hiệu quả, với
tinh thần “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết”;
công tác phòng, chống dịch phải “từ xa, từ sớm, từ cơ sở”, người dân là trung
tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch; xã, phường, thị trấn thật sự
là “pháo đài”, người dân thật sự là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét