Ngày
14/12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị
Đoan Trang (SN 1978, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Trước,
trong và sau thời điểm diễn ra phiên tòa, một số cá nhân, tổ chức chống phá
ngoài nước kêu gọi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho Phạm Thị Đoan Trang,
đồng thời vu cáo Việt Nam đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, nhà “đấu
tranh dân chủ”, “hoạt động nhân quyền”. Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên
tạc nhằm cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Thị Đoan Trang và các
đối tượng chống đối khác.
Karin
Deutsch Karlekar, Giám đốc Chương trình Tự do bày tỏ trước rủi ro tại “Tổ chức
Văn bút Mỹ” (PEN) đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc rằng: "Cộng đồng
quốc tế đã nói rõ rằng việc giam giữ Phạm Thị Đoan Trang đang diễn ra là không
thể chấp nhận được". Không những vậy, người này còn đưa ra những luận điệu
xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình Việt Nam: "Với sự coi thường luật
pháp quốc tế một cách trắng trợn, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cố gắng trừng
trị bà vì tội viết lách ôn hòa và vận động cho nhân quyền. Thật không may, việc
giam giữ Trang chỉ là một trong nhiều vụ án hình sự có động cơ chính trị chống
lại các nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền, cho thấy sự thất bại có tính
hệ thống của chính phủ Việt Nam trong việc duy trì quyền tự do ngôn luận và các
quyền cơ bản khác".
Cổ
súy cho những luận điệu trên, Tổ chức Theo dõi nhân quyền thế giới (HRW) cố
tình xuyên tạc “chính quyền Việt Nam cần gỡ bỏ mọi cáo buộc mang tính chất
chính trị và trả tự do ngay lập tức cho Phạm Thị Đoan Trang”. Trong khi đó, một
nhóm có tên là “Nhóm công tác của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về giam giữ
tùy tiện” công bố bản “thông cáo kết luận việc chính quyền bắt giam Phạm Thị
Đoan Trang” với những lập luận suy diễn, vô căn cứ. Bản “thông cáo” của nhóm
này viết: “Suốt từ khi bị bắt, bà Trang không được gặp người thân và việc bà
gặp luật sư bị đình trệ rất lâu. Do đó, các quyền của bà Trang theo Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) đã bị vi phạm”. Đồng thời,
nhóm này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức cho Phạm Thị
Đoan Trang”.
Phạm
Thị Đoan Trang không còn là cái tên xa lạ với nhiều người. Được biết đến là một
người có tư tưởng, hành vi chống đối quyết liệt, Phạm Thị Đoan Trang là tác giả
của nhiều cuốn sách có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng
phi bạo lực”…
Theo
cáo trạng của Viện Kiểm sát, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Đoan Trang có
hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm
chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cáo trạng xác định, Đoan Trang đã trả
lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối,
chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Cụ thể, Đoan Trang có
hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường
biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên
quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam".
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền
"luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân
dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam". Như vậy, Phạm Thị Đoan Trang vừa viết bài, vừa trả lời
phỏng vấn với các nội dung tuyên truyền chống Nhà nước. Đồng thời, vẫn còn
nhiều đầu mục ấn phẩm khác có nội dung sai trái như việc xuất bản, tán phát tài
liệu “Báo cáo Đồng Tâm”, “Chính trị bình dân”…
Quá
trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn,
phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh. HĐXX đã tuyên phạt Phạm Thị
Đoan Trang 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”
quy định tại Điều 88, BLHS năm 1999.
Bản
thân Phạm Thị Đoan Trang là người có nhận thức, hiểu biết, từng công tác tại
một số cơ quan báo chí nhưng lại vi phạm pháp luật thời gian dài, có tư tưởng
chống đối sâu sắc, hoạt động chống phá chính quyền nhân dân quyết liệt. Việc
Phạm Thị Đoan Trang chịu án phạt tù là lẽ hiển nhiên. Ấy thế nhưng, một số cá
nhân, tổ chức lại đăng tải những thông tin, luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, vu
cáo Việt Nam.
Đưa
những luận điệu sai trái trên, các cá nhân, tổ chức chống phá trước hết nhằm
xuyên tạc bản chất của vụ án, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố, xét xử
Phạm Thị Đoan Trang. Đồng thời, lấy cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân
quyền, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, những người “hoạt động nhân
quyền”. Cũng như những đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các cá
nhân, tổ chức thù địch mượn cớ vụ án nhằm gây sức ép, bôi nhọ, làm mất uy tín,
hình ảnh của Việt Nam với quốc tế, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của
nước ta.
Mặt
khác, thông qua những luận điệu này, các cá nhân, tổ chức trên còn muốn đánh
bóng tên tuổi Phạm Thị Đoan Trang cũng như các cá nhân hoạt động chống Đảng,
Nhà nước dưới danh nghĩa “nhà dân chủ”, nhà “hoạt động nhân quyền”, từ đó cổ
súy cho hành vi phạm pháp của các nhân tố chống đối trong nước, tập hợp lực
lượng, gây bất ổn từ bên trong. Thủ đoạn trên tuy không mới nhưng lại hết
sức nguy hiểm bởi nó có thể hướng lái sự chú ý của dư luận quốc tế và làm cho
một số người hiểu sai sự thật, thậm chí một số cá nhân vì thiếu hiểu biết mà
tin theo, bị dẫn dắt hoặc vì động cơ khác mà dẫn đến hành vi sai trái, chống
phá đất nước, đi ngược lại với lợi ích quốc gia./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét