Ở nước ta, Hiến pháp và pháp luật có nhiều điều khoản bảo vệ quyền con người, bảo vệ danh dự, uy tín, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nghiêm cấm các hành vi bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ, xâm phạm các quyền này của con người.
1.
Nhận diện thủ đoạn, mục đích và sự nguy hại của việc tung tin bịa đặt, bôi nhọ
đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa, sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta, đất nước ta, các thế lực chống đối,
thù địch không từ một thủ đoạn nào, một lĩnh vực nào, từ xuyên tạc, phê phán,
bôi nhọ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh thẳng vào nền
tảng tư tưởng của Đảng, tới phê phán, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng,
kết quả, thành tựu phát triển của đất nước; thổi phồng, xuyên tạc những hạn chế,
khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo những
vấn đề về dân chủ, nhân quyền... Để bôi nhọ, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước,
chia rẽ Nhân dân với Đảng, Nhà nước, kích động hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước
trong xã hội.
Trong các hoạt động chống phá đó, có việc đưa ra những
thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng,
Nhà nước. Đây là một hoạt động, một thủ đoạn chống phá hết sức xấu xa, thâm độc
và nguy hiểm. Việc chống phá bằng thông tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp
cao Đảng, Nhà nước của các phần tử chống đối, thù địch được thực hiện hết sức
đa dạng, từ những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ở các thời kỳ trước đây đến
lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước hiện nay; từ bịa đặt, bôi nhọ về nguồn gốc xuất
thân, gia đình, ông bà, bố mẹ tới bản thân người cán bộ; từ quá trình trưởng
thành, học hành kém cỏi, thành tích bất hảo, tư cách đạo đức yếu kém trong những
năm tuổi trẻ đến việc được nâng đỡ, ưu ái khuất tất của những người có chức, có
quyền đối với cán bộ trong quá trình công tác; từ năng lực kém cỏi, dốt nát,
không chịu học hỏi, không biết lắng nghe đến suy thoái đạo đức, lối sống, tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, quan hệ nam nữ bất chính, quan hệ “thân
hữu” với các doanh nghiệp “sân sau” để vợ, con, anh em trong gia đình, họ hàng
lợi dụng, trục lợi đến việc có khối lượng tài sản lớn, nhiều nhà, nhiều đất,
nhiều cổ phần, cổ phiếu, nhiều tiền, vàng gửi ở ngân hàng trong nước và nước
ngoài, mà nguồn gốc của những tài sản đó không thể giải thích được, chỉ có thể
có được từ tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của xã hội... tức là tất
cả những gì xấu xa của con người, có trong xã hội, ở chỗ này, chỗ kia, ở người
này, người kia, được góp lại, gán ghép cho một người để bôi nhọ, làm mất uy tín
của họ.
Những hoạt động chống phá này đặc biệt tăng lên vào
những dịp có những ngày kỷ niệm lớn, sự kiện lớn của Đảng, của đất nước, như thời
gian kỷ niệm ngày thành lập Đảng, thành lập Nước, khi tổ chức Đại hội Đảng toàn
quốc bầu các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, khi bầu cử Quốc hội, Quốc hội
bầu các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước... để làm mất uy tín cán bộ,
gây rối nội bộ, gây khó khăn cho công tác lựa chọn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà
nước, phá hoại thành công của Đại hội Đảng, của bầu cử và các kỳ họp của Quốc hội...Mục
đích trực tiếp của thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo về đời tư của lãnh đạo
cấp cao Đảng, Nhà nước là bôi nhọ, làm mất uy tín những cán bộ này, nhưng sâu
xa hơn, nguy hiểm hơn là bôi nhọ, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước; gây rối,
chia rẽ nội bộ, phá hoại công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng,
Nhà nước; phá hoại, làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, chia rẽ
Nhân dân với Đảng, Nhà nước, nuôi dưỡng, kích động tâm lý chống đối Đảng, Nhà
nước trong xã hội để cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
2.
Thông tin bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là thủ đoạn xấu
xa, cần phải lên án mạnh mẽ về mặt đạo đức
“Nhân vô thập toàn”, cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức của Đảng, Nhà nước nói chung, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng,
Nhà nước nói riêng, không thể nào không có khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải
hạn chế tối đa việc để xảy ra những sai lầm, khuyết điểm này, nếu xảy ra phải
được phát hiện, sửa chữa, khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng, tác động
tiêu cực của nó. Đảng có điều lệ, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của
Nhà nước, có nhiều cơ chế, cách thức để làm việc này, để giám sát, thanh tra,
kiểm tra hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhắc nhở, cảnh cáo, ngăn ngừa sai phạm
và xử lý sai phạm khi đã phát sinh. Đồng thời, Đảng, Nhà nước có cơ chế động
viên, khuyến khích Nhân dân, các tổ chức xã hội giám sát hoạt động của các tổ
chức đảng, cơ quan nhà nước, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để
tham gia, đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Trong khi đó,
việc tung tin bịa đặt, vu cáo để bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng,
Nhà nước hoàn toàn khác về bản chất, về nội dung, động cơ, mục đích với việc
Nhân dân giám sát, phát hiện cho Đảng, Nhà nước về những hạn chế yếu kém, sai
phạm, sự suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức các cấp, kể cả cán bộ cấp cao, để góp phần xây dựng Đảng, xây dựng
Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Bịa đặt, hư cấu, tạo dựng những thông tin về đời tư
của một người để xúc phạm, bôi nhọ danh dự của một người khác, dù người đó là
ai, đều là việc làm xấu xa, trái với đạo đức truyền thống của dân tộc ta, nhân
dân ta, phải bị lên án; khẳng định là việc làm xấu xa, cần phải lên án về mặt đạo
đức. Do đó, rất cần tạo ra dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ việc làm này
của các thế lực chống đối, thù địch để cảnh báo, ngăn chặn, để nâng cao ý thức
cảnh giác, nâng cao sức đề kháng của mỗi người dân trước những thủ đoạn chống
phá này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét