Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII tiếp tục khẳng định: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng
phí.” Quyền tự do báo chí ở Việt Nam là không thể phủ nhận.
Để làm cho người đọc nghe theo,
VOA tiếp tục trích dẫn đoạn mà chúng cho rằng là của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
Washington “hết sức quan ngại” về các bản án đối với các thành viên của nhóm
Báo Sạch, nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng và không
phải là tội. Thể hiện sự lo ngại của Hoa Kỳ đối với các nhà báo và công dân
Việt Nam thực hiện các quyền tự do ngôn luận và báo chí. Đồng thời kêu gọi trả
tự do cho lực lượng trên và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan
điểm của mình và không sợ bị trả đũa.
Trên thực tế, Trương Châu Hữu
Danh cùng đồng phạm đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để đăng
tải những bài viết, video, hình ảnh trên các trang cá nhân Facebook, nhóm
"Báo sạch" và kênh Youtube BS Chanel liên quan đến các vụ việc xảy ra
tại TP Cần Thơ và một số địa phương khác với những nội dung xuyên tạc sự thật,
vu cáo, chống phá và trục lợi cá nhân. Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm còn
chia sẻ, trao đổi, tàng trữ 9 tài liệu “mật” và “tối mật” liên quan một số vụ
án. Với những hành vi trên, Trương Châu Hữu Danh bị khởi tố, bắt giam và xét xử
về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước,
chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hay bí mật Nhà nước”.
Việc các cơ quan chức năng xử lý
các đối tượng đã lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí vi phạm quyền và lợi
ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật là hoàn toàn phù hợp với quy định
của pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế. Tại Việt Nam, không ai bị
xét xử, bắt giữ chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những
đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, vi phạm pháp luật; tung tin
giả, tin “xấu độc” hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang trong dư luận … mới bị xử lý theo
pháp luật. Đây cũng là biện pháp của Nhà nước để bảo vệ người dân trước những
thôn tin bịa đặt, sai sự thật, kích động thù hận, …, đồng nghĩa với việc bảo
đảm quyền tiếp cận những thông tin chính xác cho công dân.
Rõ ràng, thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
ở Việt Nam là khách quan không ai có quyền phủ nhận được. VOA đã phủ nhận những
nỗ lực của Đảng và nhà nước Việt Nam trong bảo đảm và tôn trọng quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin của người dân, đưa ra những đánh
giá sai sự thật và hết sức phi lý. Những luận điệu của VOA cho thấy trang báo
này đang dùng thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí ở
Việt Nam với dụng ý xấu. Chính VOA đang đi ngược lại tôn chỉ của người làm báo
là tôn trọng và không được phép xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét