Cách đây tròn 75 năm, vào ngày 24.11.1946, tại Nhà hát
Lớn ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc
lần thứ nhất. Trong diễn văn khai mạc, Người khẳng định nhiệm vụ “Xây dựng nền
văn hoá mới của nước nhà phải lấy hạnh phúc của đồng bào, dân tộc làm cơ sở”.
Người cũng đề cao sứ mệnh của văn hoá, nghệ thuật trong xây dựng con người Việt
Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ, “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”.
Thấm nhuần lời dạy và kế thừa tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về “công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải coi trọng
ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá”, văn hoá luôn là lĩnh vực được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đại hội XIII của Đảng xác định, phát triển nhanh
và bền vững đất nước dựa chủ yếu vào việc phát huy tối đa nhân tố con người; lấy
con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển của đất nước. Trong xây
dựng văn hoá lấy trọng tâm là chăm lo cho con người có nhân cách, lối sống tốt
đẹp.
“Hội nghị văn
hóa toàn quốc là nền tảng đưa nước ta mở ra một thời kỳ phát triển mới, với một
ý chí độc lập tự cường của nhân dân ta. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình xây dựng và
phát triển đất nước. Hướng tới những mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định,
đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại,
thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trở thành
nước phát triển, thu nhập cao”
Không
để văn hoá lỡ nhịp “chuyến tàu” phát triển
Trước
đây, Bác Hồ từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Các văn kiện của Đại
hội Đảng khóa XIII lần này đã dành sự quan tâm rất lớn đến văn hóa, kế thừa nhận
thức có tính chiến lược coi văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Với chiến lược như vậy, sau Đại hội, muốn
triển khai tinh thần đó đến toàn quốc thì việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc
là rất kịp thời, hoàn toàn đúng đắn.
Nhìn lại chặng đường mấy chục năm qua, hay gần đây
là đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư đã cho thấy nhiều mặt tích cực và tiêu cực,
điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa Việt Nam. Bên cạnh tinh thần tương thân tương
ái, tình nghĩa đồng bào thể hiện rất rõ trong lúc khó khăn, thì vẫn còn đó những
sai phạm, tiêu cực. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh, suy thoái
đạo đức lối sống dẫn đến việc phai nhạt lý tưởng, tham nhũng, tham ô tiêu cực...
Nguyên nhân sâu xa cũng bắt nguồn từ văn hóa. Bởi, nếu có văn hóa thì tại sao
trong thời kỳ xây dựng đất nước, trong dịch bệnh khó khăn lại xuất hiện tiêu cực,
tham nhũng được. Do đó, việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc cũng là dịp để
chúng ta có thể nhìn nhận lại một cách sâu sắc những vấn đề này”.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang đặt ra nhiều thuận
lợi và thách thức cho sự phát triển khiến cho ngành văn hoá, thể thao và du lịch
không thể đứng ngoài cuộc nếu không muốn bị lỡ chuyến tàu rất quan trọng trong
sự phát triển mới của văn minh nhân loại. Trong bối cảnh đó, ông cho rằng, cần
phải xác định một tầm nhìn về văn hóa số mà ở đó, những giá trị, lối sống, thói
quen, ứng xử của con người được định hình bởi công nghệ số, kinh tế số, xã hội
số và các công dân số.
“Khi chúng ta xây dựng được nền văn hóa số phù hợp với
sự phát triển đất nước, chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
công nghệ số, môi trường lành mạnh cho sự phát triển nhân cách của công dân số.
Những lối sống, ứng xử lệch chuẩn gần đây trên mạng xã hội càng khiến chúng ta
có thêm quyết tâm xây dựng văn hóa số lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển
bền vững đất nước”
Nội dung trọng tâm xuyên
suốt của Hội nghị chính là dẫn luận, hệ thống lại các quan điểm của Đảng, tư tưởng
của Bác Hồ về văn hoá. Dựa trên đường lối của Đảng ta, đặc biệt là tinh thần của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hoá được Đảng ta xác
định là kim chỉ nam cho hành động. Chúng ta nhìn lại một cách sâu sắc hơn 35
năm dưới sự đổi mới của Đảng về văn hoá đã đạt được thành tựu, còn tồn tại khó
khăn, yếu kém gì? Từ đó rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, để
có nhận thức đúng đắn.
Kỳ vọng được đặt ra sau Hội
nghị là phải nhận thức đúng hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về quan điểm, đường
lối của Đảng ta về văn hoá. Khi và chỉ khi nhận thức đầy đủ, có hệ thống và
nâng tầm nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên thì chúng ta mới có điều kiện thực
hành văn hoá đúng đường lối, quan điểm của Đảng, mới không đi chệch hướng, phát
huy được đầy đủ các nội hàm xây dựng nền văn hóa mà chúng ta đang hướng đến là
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nền văn hoá biết tiếp thu các tinh hoa
văn hoá của nhân loại trong quá trình tiếp biến, chủ động khắc phục những tác động
của văn hoá ngoại lai, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình hội nhập.
Đặc biệt, sau Hội nghị, cần
phải tập trung thực hành để triển khai hệ giá trị con người Việt Nam mà nghị
quyết đã đề ra. Đó là con người Việt Nam yêu nước, trọng lẽ phải, giàu
tình thương, có khát vọng xây dựng đất nước. Phải đặt con người trong tổng thể,
vừa là nhân vật trung tâm, chủ thể xây dựng văn hoá, ngược lại văn hoá hình
thành nên phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Đó là con người của thời đại
hội nhập, giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét