Suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa được
coi là một sức mạnh nền tảng để xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình
dựng nước và giữ nước. Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, văn hiến lâu
đời, có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có hệ giá trị và bản
sắc riêng và không bị đồng hóa bởi bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Hệ giá trị và
bản sắc đó đã tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.
Trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc phát huy sức
mạnh tổng hợp quốc gia (về chính trị, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, con
người, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…)
thì nguồn lực văn hóa đang được nhiều quốc gia coi là một "sức mạnh
mềm" quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vị trí, vai trò
trên trường quốc tế.
Ngày 24-11, Hội nghị Văn hóa toàn
quốc được tổ chức nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng
về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con
người Việt Nam sau 35 năm đổi mới đất nước. Hội nghị
còn đặc biệt đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ…; từ đó thống nhất phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026,
tầm nhìn đến năm 2045.
Hội
nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức vào thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình mới của cả dân tộc, như Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".
Vì
thế, hội nghị đã trở thành một động lực khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Tại
Đại hội XIII của Đảng, khát vọng và tầm nhìn của Đảng và nhân dân Việt Nam
trong thời đại mới đã được xác định rõ với mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, là
nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập
trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước
đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045,
kỷ niệm 100 năm thành lập nước (nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước
là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đồng
thời chỉ rõ việc "Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng,
sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững"; "Xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa
giá trị truyền thống và giá trị hiện đại".
Đại
hội XIII của Đảng cũng xác định rõ: "Xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị
hiện đại" là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững. Cùng đó, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, lần đầu
tiên Đảng ta đã nêu yêu cầu trong nghị quyết Đại hội XIII, đó là "Từng
bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam".
Phát
triển mạnh mẽ nền văn hóa và con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế, Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống và cách
mạng; đấu tranh chống các khuynh hướng đồng hóa, nô dịch về văn hóa. Đồng
thời, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học, giáo dục của nhân
loại để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiến kịp, tiến cùng
thời đại.
Quá
trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà cốt
lõi là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống tinh thần của xã hội, cũng chính là quá trình xây dựng con
người, phát huy tối đa nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người - khâu
trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ
xã hội chủ nghĩa. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người
và xây dựng con người để phát triển văn hóa, phát triển bền vững đất nước. Văn
hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đột phá cho phát triển đất nước và
hội nhập quốc tế. Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia
sẻ những thành quả của quá trình phát triển.
Tuy nhiên,
thẳng thắn nhìn lại trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa này vẫn còn
những hạn chế, bất cập. Điều này được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII, chỉ rõ: “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn
chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu
tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác
những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản
động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả
chưa cao”.
Trước những diễn biến
mới của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng,
văn hóa phản bác những luận điệu xuyên tạc, những
quan điểm sai trái, thù địch ngày càng diễn biến phức tạp. Ngoài những yếu
tố khách quan từ những tác động tiêu cực của tình hình thế giới và trong nước,
một nguyên nhân mà mỗi chúng ta cần nhận rõ, đó là sự chống phá ngày càng quyết
liệt của các thế lực thù địch thông qua đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa
bình”. Chúng lợi dụng các vấn đề của
Hội nghị Văn hóa toàn quốc để bôi nhọ, suy diễn phát biểu, chỉ đạo của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước; phủ nhận thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được
trong những năm qua; từ đó khoét sâu những tồn tại hạn chế, bất cập, yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để bóp
méo, xuyên tạc tình hình; tung ra những quan điểm sai trái hòng gây ra sự hoài
nghi, lung lay trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân; kêu gọi gỡ bỏ các hoạt động quản lý của cơ quan nhà
nước đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tự do sáng tác.
Từ thực tế ấy, vấn đề đặt
ra là chúng ta phải chủ động đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ những
luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Chỉ khi nào nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tính chất
nguy hiểm, phức tạp của cuộc đấu tranh thì mọi người dân mới đề cao cảnh giác,
không bị động, lúng túng trước những luận điệu và âm mưu, thủ đoạn chống phá; ý
thức rõ trách nhiệm trong xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Để làm được điều này Đảng, Nhà
nước ta cùng với các cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt hơn các chính
sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, phúc lợi văn hóa, an ninh văn
hóa, an ninh con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng
cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Cùng với đó, tǎng đầu tư của Nhà nước
và xã hội cho phát triển sự nghiệp vǎn hóa; đổi mới cơ chế, chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư; hoàn thiện và bổ sung các cơ chế chính sách để đẩy mạnh
xã hội hóa văn hóa đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường,
hội nhập quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét