Ngày 24-11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới đất nước.
Hội nghị còn đặc biệt đánh giá kết quả thực hiện nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về công tác văn hóa, văn
nghệ…; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn
nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này được tổ chức vào thời
điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình mới của
cả dân tộc, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".
Vì thế, hội nghị sẽ trở thành một động lực khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Tại Đại hội XIII của Đảng, khát vọng và tầm nhìn của
Đảng và nhân dân Việt Nam trong thời đại mới đã được xác định rõ với mục tiêu
cụ thể: Đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện
đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước
đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045,
kỷ niệm 100 năm thành lập nước (nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Động lực và nguồn
lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước,
ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đồng thời chỉ rõ việc "Lấy giá trị văn hóa, con người Việt
Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững"; "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết
chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại".
Đại hội XIII của Đảng cũng xác định rõ: "Xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị
truyền thống và giá trị hiện đại" là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm
đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cùng đó, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, lần đầu
tiên Đảng ta đã nêu yêu cầu trong nghị quyết Đại hội XIII, đó là "Từng
bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam".
Phát triển mạnh mẽ nền văn hóa và con người Việt Nam
trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đứng trước yêu cầu
cấp thiết là phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là các giá
trị văn hóa truyền thống và cách mạng; đấu tranh chống các khuynh hướng đồng
hóa, nô dịch về văn hóa.
Đồng
thời, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học, giáo dục của nhân
loại để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiến kịp, tiến cùng
thời đại.
Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, mà cốt lõi là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, cũng chính là quá
trình xây dựng con người, phát huy tối đa nhân tố con người, thực hiện chiến
lược con người - khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm
lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người
và xây dựng con người để phát triển văn hóa, phát triển bền vững đất nước. Văn
hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đột phá cho phát triển đất nước và
hội nhập quốc tế.
Lấy con người là
trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát
triển.
Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, văn hiến lâu đời,
có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có hệ giá trị và bản sắc
riêng và không bị đồng hóa bởi bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Hệ giá trị và bản
sắc đó đã tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.
Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trải qua hàng ngàn
năm văn hiến, văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng để xây dựng khối đoàn
kết toàn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét