kiến từ chính cuộc
sống, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của những người hoạt động trong lĩnh vực này
sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo đất nước hiểu rõ hơn những ý kiến từ chính cuộc
sống, từ đó có những điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn hoạt động văn
hóa nghệ thuật. Đây là cách làm mà các nhà khoa học hay tổng kết thành mô hình
từ dưới lên. Ngày
24/11/1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc tại Nhà hát Thành
phố Hà Nội. Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào văn hóa toàn
quốc và đại diện Chính phủ, Uỷ ban Thường trực Quốc hội đã đến dự. Trong diễn
văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy
hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh,
đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Người
nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ,
xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Hồ Chủ tịch
nói thêm rằng văn hóa có liên lạc với chính trị rất là mật thiết. Phải làm thế
nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa
đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ (Trích Báo Cứu quốc số 416 ra
ngày 25/11/1946). Bối
cảnh lịch sử rất quan trọng để giải thích sự ra đời của Hội nghị văn hóa toàn
quốc lần thứ nhất. Hội nghị này là nỗ lực của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng
những người yêu văn hóa Việt Nam nhằm huy động mọi đề xuất, sáng kiến chấn hưng
văn hóa nước nhà, lấy kinh nghiệm của giới hoạt động văn hóa châu Âu, trước hết
là giới văn nghệ sĩ trí thức Pháp, sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết
thúc. Hội nghị đã minh chứng cho sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với văn
hóa, cũng như chính vai trò của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây
dựng đất nước. Những
thông điệp quan trọng của Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, sau đó là
lần thứ hai (năm 1948) về văn hóa soi đường quốc dân đi, văn hóa là một mặt
trận, anh chị em văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận đó, Chủ nghĩa Mác
và văn hóa Việt Nam... Dù trải qua 75 năm nhưng những bài học của việc tổ chức
Hội nghị văn hóa toàn quốc vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay,
đời sống văn hóa nghệ thuật đa dạng về loại hình, phong phú về cách thể hiện,
và có rất nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, còn có rất nhiều vấn đề của văn
hóa nghệ thuật như chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ, nghệ nhân, tuổi lao động
đối với các ngành nghệ thuật đặc thù, cơ chế tự chủ của các nhà hát, đoàn nghệ
thuật, cách thức phát huy nghệ thuật truyền thống và tiếp nhận chọn lọc tinh
hoa nghệ thuật thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa - sáng tạo, không gian
sáng tạo ở các đô thị... đang chờ những giải pháp từ phía Chính phủ và các cơ
quan liên quan. Vì
vậy, việc tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 là một cách làm phù hợp,
kế thừa và phát huy được tinh thần và ý nghĩa của Hội nghị văn hóa toàn quốc
lần thứ nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Xây dựng và phát triển văn hóa là
sự nghiệp lâu dài của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là
chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng, cần
phải được thực hiện một cách kiên trì, thận trọng. Như vậy,
việc tổ chức các hội nghị văn hóa quốc gia nhằm hiến kế phát triển văn hóa là
hết sức cần thiết. Từ hội nghị này, các ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ,
các tổ chức văn hóa nghệ thuật sẽ được tổng hợp, là cơ sở để lãnh đạo Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, Bộ VHTTDL chỉ đạo các vấn đề văn hóa nghệ thuật của đất
nước.
Ấy vậy mà
sau khi Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tán phát nhiều bài viết
phản động trên các trang mạng phản động. Đáng chú ý ngày 29/11/2021, trên trang
blog Việt Tân đối tượng Phạm Nhật Bình tán phát bài “Phát triển văn hóa để làm
gì?”, trên trang blog Bauxite Việt Nam, đối tượng Nguyễn Đình Cống tán phát bài
“Vài điều về chấn hưng văn hóa”… Đây là những chiêu trò bỉ ổi, thối nát, cũ
rích, với mục đích, nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và kích động nhân dân
chống phá Đảng, Nhà nước.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét