Dù
còn những khó khăn, thách thức phải đối mặt; dù Hàn Vĩnh Diệp có xuyên tạc
không đúng về việc Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; về
việc chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
mà đến Đại hội XIII của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội trong bài viết “Đôi điều suy ngẫm về đường lối
chiến lược…” đăng trên trang Tiếng Dân News ngày 6/12/2021, song nhân dân Việt
Nam vẫn ủng hộ và đi theo Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Thực
tế cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nguyên tắc xuyên suốt, nhất quán, không
thể phủ nhận, không cần cãi bàn! V.I.Lênin đã khẳng định: “Học thuyết của Mác
là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết
hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh,
không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào”.
Ph.Ăngghen cũng từng nói: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển,
chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một
cách máy móc”. V.I.Lênin thì nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác
như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin
rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa
cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối
với cuộc sống”.
Sức
sống của chủ nghĩa Mác- Lênin đã được minh chứng bằng hiện thực sinh động ở
Liên Xô và ở nhiều quốc gia, tại nhiều châu lục. Vì thế, là một người mácxít
chân chính, Hồ Chí Minh không giáo điều mà đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển
trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam và sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại (phương
Đông và phương Tây), mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi
đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần
to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Khẳng
định giá trị to lớn tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng trong tiến trình sáng
lập Đảng Cộng sản Việt Nam; lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội năm 1991 và sau đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đều khẳng định: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động”.
Vì
thế, khi Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng khẳng định rằng: “Kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của
Ðảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Ðảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” thì cũng có nghĩa là “sự khẳng định ấy, một lần
nữa cho thấy” sự xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam, chứ đó tuyệt nhiên không phải là “nhận thức tư tưởng chính trị
giáo điều, xơ cứng” như Hàn Vĩnh Diệp nhận định.
Và
cũng vì thế, việc các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương đang triển
khai, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII chính là thực hiện nhiệm vụ và quyền
lợi của mỗi tổ chức cơ sở Đảng nói chung, của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói
riêng, nhằm tạo sự thống nhất trong Đảng. Đó chính là tiền đề để đưa nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà nghị quyết của
Đảng đề ra.
Đặc
biệt, trong tiến trình lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn, Đảng không ngừng vận dụng
sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên
tinh thần kế thừa, bổ sung, phát triển cho phù hợp điều kiện cụ thể của Việt
Nam và xu thế phát triển của thời đại. Cho nên, thực tế những thắng lợi trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là minh chứng rõ nhất cho câu hỏi ngớ
ngẩn, đầy thâm độc của Hàn Vĩnh Diệp rằng, “sao có thể lấy học thuyết của Mác,
Lê Nin, sản phẩm tư tưởng chính trị của xã hội tư bản thời kỳ giữa thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20 làm nền tảng tư tưởng chính trị, kim chỉ nam cho thời đại ngày
nay?”.
Hơn nữa, sự sụp đổ của Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình. Đó không
phải là sự sụp đổ của học thuyết cách mạng, khoa học của thời đại – học thuyết
Mác- Lênin. Vì thế, khi cho rằng “sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu cuối thế kỷ thứ 20, nguyên nhân căn bản, cốt tủy chính là sai lầm của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin”, thì cũng đồng nghĩa là Hàn Vĩnh Diệp không hiểu đúng bản
chất căn cốt của học thuyết này, cũng như không hiểu đúng về Đảng Cộng sản Việt
Nam và nền tảng tư tưởng của Đảng.
Chủ nghĩa xã hội chắc chắn là xu thế phát
triển tất yếu của loài người, cho nên Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội không chỉ là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và nhân dân; không chỉ là sự đồng tâm, nhất trí và kiên định giữa ý Đảng – lòng
Dân mà còn phù hợp xu thế phát triển tất yếu khách quan của lịch sử.
Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa Xuân năm 1930, tư tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội được khẳng định ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng. Và thực tế lịch sử cho thấy, Việt Nam là nước đầu tiên tiến hành
thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
cũng là nước đầu tiên quyết định đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở
hai miền của đất nước và miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất
nước có chiến tranh.
Việc
miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn
miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước cùng đi lên chủ
nghĩa xã hội cho thấy, quyết định của Đảng là đúng đắn, được nhân dân đồng tình
ủng hộ. Sự nhất quán, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là
con đường phát triển của cách mạng Việt Nam – con đường hợp xu thế phát triển
thời đại. Vì thế, dù còn có những khó khăn, thách thức phải đối mặt; những hạn
chế cần phải khắc phục, song không có nghĩa là Việt Nam cũng như “Liên Xô –
Đông Âu, một số nước ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latin cũng gia nhập khối XHCN;
nhưng đến nay vẫn đang lún sâu vào vòng lẩn quẩn, nghèo nàn, lạc hậu” như Hàn
Vĩnh Diệp nhận định ác ý.
Hơn
nữa, cũng không có cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nào cho thấy nhận định
“trước mắt dân tộc ta đã có nhiều con đường đưa đến độc lập – tự do – hạnh phúc
thực sự, không phải chỉ một con đường duy nhất là CNXH” của Hàn Vĩnh Diệp là
hiện thực. Việc luận giải về con đường đi của dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt
Nam lựa chọn đã có trong hệ thống văn kiện của Đảng, các công trình nghiên cứu
khoa học và gần nhất là trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét