Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được tổ chức theo chỉ đạo của Ban
Bí thư T.Ư Đảng nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII về văn hóa. Đặc biệt,
hội nghị lần này diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ
chức Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất, được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn
dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai
đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác
văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam
sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ
trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến
năm 2045.
Hội nghị là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tại Hội nghị, báo cáo tóm
tắt về việc “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát
triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng,
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư
Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao
động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh
thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm
hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc;
hình thành nên những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp, bền vững: yêu nước, đoàn
kết, cần cù, dũng cảm, tài trí, lạc quan, hiếu học, nghĩa tình, hòa hiếu, khoan
dung…
Kế thừa, phát huy truyền
thống văn hóa dân tộc, ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng
của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Đề cương Văn hóa Việt
Nam năm 1943 của Đảng xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam (bao gồm cả tư
tưởng, học thuật, nghệ thuật) do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được
cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới; khẳng định ba
nguyên tắc vận động quần chúng xây dựng văn hóa là “Dân tộc hóa”; “Đại chúng
hóa”; “Khoa học hóa”. Tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam được xác định là
“dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung”.
Các quan điểm chỉ đạo này
liên tục và xuyên suốt và cuối nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Chính trị đã ra Kết luận
số 76-KL/TW, ngày 4-6-2020 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của
BCH T.Ư khóa XI, nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm
vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của
dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Báo cáo cũng nhận định, sau
35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đạt được những kết quả quan trọng. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với công tác văn hóa tiếp tục được đổi mới, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực
tiễn; Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao;
Xây dựng môi trường văn hóa đạt được một số kết quả tích cực; Việc xây dựng văn
hóa trong chính trị được triển khai gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước
đầu có chuyển biến về nhận thức và hành động; Bản sắc, giá trị văn hóa, con
người Việt Nam tiếp tục được kế thừa, phát huy cao độ khi đất nước gặp khó
khăn, thử thách do thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 từ cuối năm
2019 đến nay; Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét