Trước bối cảnh làn
sóng lần thứ tư dịch COVID-19 tạm thời lắng xuống, Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy
định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
được Chính phủ ban hành vào ngày 11/10/2021 là hoàn toàn phù hợp với tình hình
thực tế trong thời điểm hiện tại.
Với
cách thức chống dịch mới theo tinh thần Nghị quyết 128, yếu tố sống còn, tiên
quyết là năng lực quản lý, giám sát của mỗi địa phương. Thực tế cho thấy địa
phương nào không chủ quan, “thả lỏng” thì dù lúc đầu tình hình phức tạp nhưng
sau đó do chủ động phòng, chống nên dịch bệnh đã nhanh chóng bị khống chế, bảo
đảm an toàn đời sống của người dân, cũng như hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Song
song với chiến lược thích nghi an toàn chống dịch là chiến lược khôi phục, phát
triển kinh tế, đó là hai nội dung cốt lõi của Nghị quyết 128. Bên cạnh các giải
pháp phòng, chống dịch linh loạt, việc mở cửa để tổ chức sản xuất, kinh doanh
đã góp phần giảm nỗi lo lắng và sức ép tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi giúp
người dân, doanh nghiệp trở lại hoạt động có hiệu quả, giúp kinh tế dần phục
hồi.
Như vậy, một thời
gian dài sau khi làn sóng thứ tư dịch COVID-19 bùng phát (từ cuối tháng 4),
nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo các Chỉ thị 15, 16, 19 kéo dài
gây khó khăn cho cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế,
thì việc thay đổi phương án chống dịch linh hoạt và duy trì sản xuất, kinh
doanh là việc làm kịp thời, cần thiết.
Trong phạm vi nhất
định, có thể nói, hạn chế là khó tránh khỏi, nhất là khi diễn biến dịch bệnh
trong nước cũng như trên thế giới còn rất phức tạp. Tuy nhiên dựa vào một vài
thiếu sót đó, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí đã cố tình bóp méo, xuyên
tạc nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh. Như sau
khi Nghị quyết 128 được ban hành, một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài
lập tức cho rằng đó là thể hiện “thất bại” của Việt Nam trong phòng, chống dịch,
hoặc vin vào một vài trường hợp cá biệt để “bé xé ra to” cho rằng chống dịch ở
Việt Nam có tình trạng “trên bảo dưới không nghe”! Họ vẫn sử dụng thủ đoạn quen
thuộc: một mặt cố tình phủ nhận thành quả phòng, chống dịch của Việt Nam; một
mặt thổi phồng một vài hạn chế để suy diễn, quy kết làm ảnh hưởng tới uy tín
của Việt Nam, và tác động làm giảm lòng tin của nhân dân.
Nhưng với sự tổ chức,
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống
chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan và các địa phương, của
các lực lượng tuyến đầu, đặc biệt là vai trò của toàn dân, cùng với các kinh
nghiệm phòng, chống dịch đã tích lũy, chúng ta hoàn toàn tin tưởng công tác
phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra những chuyển
biến tích cực, cuộc sống mọi mặt của người dân Việt Nam được ổn định và phát
triển./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét