Yêu cầu bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt
Nam là phải kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", lấy xây
dựng là chính, tích cực chủ động phòng, chống là quan trọng; kết hợp chặt chẽ
giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động tiến công làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Nền tảng tư tưởng
của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta khẳng định
rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng
của Đảng”. Trong quá trình cách mạng, Đảng ta thường xuyên cảnh giác đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu nâng cao
nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho
phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, nên đã giành được
hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, nguyên lý của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng giai cấp công
nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và là cơ sở vững chắc
để Đảng đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo; là kim chỉ nam định
hướng cho mọi hành động của mình. Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã được cấu thành bởi hai thành tố có mối quan hệchặt
chẽ, khăng khít với nhau là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Thế giới mà
chúng ta sống đang diễn ra những quá trình, những xu hướng quá độ mà sự vận động
của nó là điều rất khó dự lường, tác động mạnh mẽ và sâu sắc, làm thay đổi toàn
bộ đời sống nhân loại. Thế giới hiện nay vẫn đang quá độ từ trật tự thế giới cũ
của thời kỳ chiến tranh lạnh sang trật tự thế giới mới, nhưng vẫn chưa được định
hình rõ nét, đặc biệt trở nên rất khó đoán lường sau khi ông Joe Biden làm Tổng
thống Mỹ. Thế giới cũng bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
(cách mạng công nghiệp 4.0), với sự phát triển vô cùng nhanh chóng, mà hiện nay
chúng ta chưa có thể nắm bắt và tiên lượng hết mọi điều sẽ diễn tiến và hệ quả
của nó đối với cuộc sống con người, mọi quốc gia dân tộc và cộng đồng nhân loại.
Thế giới hiện nay lại đang chứng kiến sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và dân
túy, những nguy cơ phá vỡ nhiều luật lệ và tổ chức, thiết chế quốc tế tưởng như
đã phát triển ổn định, bền vững của thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thế giới vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng sức mạnh quốc phòng, quân sự, đặc
biệt là sự ra đời nhiều loại vũ khí trang bị mới, kể cả vũ khí hạt nhân với những
chính sách cực đoan của nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn, các nước phát triển,
treo lơ lửng trên đầu nhân loại nguy cơ xung đột, chiến tranh quy mô lớn, có thể
bùng phát vào bất kỳ ở đâu và thời điểm nào.
Toàn bộ những
quá trình, những xu hướng quá độ nêu trên đang vận động, biến đổi và phát triển
nhanh chóng trong điều kiện mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,
cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa phát triển hết sức
mạnh mẽ và sâu rộng; phản ánh sâu sắc tính chất gay go, phức tạp mới của thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu trong bối
cảnh lịch sử mới. Những quá trình, những xu hướng đó tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng
vừa gián tiếp vừa trực tiếp đến nền tảng tư tưởng và hoạt động bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Sự phát triển của
mạng xã hội và sự lợi dụng không gian mạng chống phá cách mạng Việt Nam của các
thế lực thù địch ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện
nay... Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội ở Việt Nam, gây nhiều khó khăn đối với các đơn vị cung cấp thông tin, quản
lý mạng xã hội hiện nay.
1. Thực tiễn hoạt
động mạng xã hội & âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt
Nam
Mạng xã hội ở
Việt Nam phát triển mạnh mẽ, có thể phân thành hai loại:
Thứ nhất, mạng
xã hội của Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước cung cấp và chịu sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam không thiếu các mạng xã hội xưng danh là mạng
xã hội Việt, nhưng rất ít trong số đó tồn tại được quá một năm trước khi phải
khai tử. Các mạng xã hội Ở Việt Nam, đặc biệt là các trang mạng xã hội đã được
cấp phép hoạt động phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Số
ít trường hợp để xảy ra sai phạm và nội dung vi phạm chủ yếu là do thành viên
chia sẻ, trao đổi các nội dung vi phạm về thuần phong mỹ tục, dung tục và phản
cảm.
Thứ hai, mạng
xã hội của nước ngoài, do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới
vào Việt Nam, điển hình như: Facebook, Google, Youtube, Twitter, Microsoft...
cung cấp vào Việt Nam, được người Việt Nam lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay
là Facebook và Youtube. Theo báo cáo của Google, Việt Nam là một trong nhóm 10
nước có lượng người dùng Youtube vào loại cao trên thế giới. Cả hai loại mạng
xã hội này đều hoạt dộng và cạnh tranh lẫn nhau ở Việt Nam.
Trong môi trường
phát triển số hóa mạnh mẽ như ngày nay, mạng xã hội cũng như “con dao hai lưỡi”.
Không thể phủ nhận tiện ích mà mạng xã hội đem lại cho con người trong đời sống
hiện đại; thế nhưng, đây lại là một thế giới ảo, thật giả lẫn lộn, có những điều
tốt nhưng có cả “thuốc độc”. Tính chất thật, giả lẫn lộn không chỉ trên phương
diện cá nhân, đối với từng con người, mà còn đối với phương diện xã hội, càng đặc
biệt trở nên nguy hiểm khi nó được sử dụng vào các hoạt động chính trị. Với khả
năng tương tác và tính lan truyền nhanh, làm cho sự thật giả của những thông
tin trên mạng xã hội càng trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề không phải là cấm
mạng xã hội, nhưng mạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái mà chúng ta cần phải hạn
chế, quản lý, đặc biệt là sự lợi dụng mạng xã hội để công kích, chống đối Đảng,
Nhà nước và chế độ. Một hệ thống luật pháp đầy đủ để quản lý và điều chỉnh hành
vi những người sử dụng mạng xã hội và thiết bị trực tuyến là đòi hỏi bức thiết
của tình hình.
Thực tế mạng xã
hội ở nước ta hiện nay cho thấy, tình trạng mất an toàn thông tin mạng xã hội
diễn biến rất phức tạp, mang tính phổ biến; ý thức bảo đảm an toàn thông tin của
một số cá nhân, tổ chức trong sử dụng công nghệ thông tin chưa được đề cao; ý
thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng của một số cán bộ, chiến sĩ, nhất là số
chiến sĩ trẻ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trên
không gian mạng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn, an
ninh mạng thông tin quốc gia, về giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian
mạng chưa thật đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao… Các hành vi tiêu cực như:
Tung tin giả mạo, phát tán tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, phát ngôn gây thù
ghét... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài do nhận thức của người
sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo, nên có thể tự do phát ngôn, tự
do thông tin mà không phải chịu trách nhiệm.
Mạng xã hội trở
thành môi trường thuận lợi để thông tin xấu độc, gây hại, những phát ngôn thù
ghét tràn lan; mức độ tác động đến xã hội ngày càng nghiêm trọng. Nhiều thông
tin không chính thống trên mạng xã hội đã làm nhiễu loạn, ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, không thể chỉ ngăn cấm mạng xã hội bằng
những mệnh lệnh hành chính, mà phải biết tận dụng mặt tích cực của nó để định
hướng dư luận đến với cái đúng, cái tốt, đấu tranh với cái sai, cái xấu. Điều
đó chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan chức năng chủ động cung cấp thông tin
chính xác, kịp thời đến với người dân.
Trong tình hình
mới, không gian mạng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các thế lực thù địch
ngày càng lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, phá hoại nền tảng tư tưởng của
Đảng. Trong điều kiện đó, vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng càng trở nên quan trọng và cấp
thiết. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng còn triển khai hướng
tiến công “mềm” thông qua việc đẩy mạnh việc sử dụng các mạng thông tin, mạng
quốc tế để tuyên truyền chống phá cách mạng nước ta với nhiều thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt khó lường. Trong đó đáng lưu ý là, việc Mỹ đang lợi dụng những cơ hội
của toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện chiến lược “Mỹ hoá" toàn cầu. Sự du
nhập lối sống phương Tây từ việc mở rộng kết nối Internet đang thách thức sự kiểm
soát của Nhà nước ta; sự suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào khả năng
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế; sự lẫn
lộn về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, phai nhạt ý thức quốc gia dân tộc,
suy giảm ý thức quốc phòng trong một bộ phận nhân dân, trước hết là một bộ phận
trong thế hệ trẻ là không tránh khỏi.
Với phương châm
lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại
giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với uy hiếp, răn đe,
gây sức ép về quân sự, chúng triệt để lợi dụng những vấn đề "dân tộc",
"tôn giáo", "dân chủ", "nhân quyền"…; kết hợp
"diễn biến hoà bình" với bạo loạn lật đổ chống phá từ bên trong, thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, khi cần thiết và có điều kiện thì phát động
chiến tranh xâm lược quy mô lớn. “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những
biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
có những diễn biến phức tạp”.
Đặc biệt, các thế
lực thù địch sẽ đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu nhằm ca ngợi chủ nghĩa tư bản,
cổ súy cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Chúng tuyên truyền rằng chủ
nghĩa tư bản là chế độ xã hội cuối cùng của lịch sử loài người, hiện nay chủ
nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, không còn là một xã hội áp bức, bóc lột nữa.
Đồng thời, chúng cho rằng con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là “mù mờ”, là “không tưởng”, hoặc cho rằng “chủ
nghĩa nào, chế độ nào cũng được, miễn dân giàu, nước mạnh”. Chúng cố tình tách
rời và đối lập độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; đối lập một cách sai lầm
chủ quyền dân tộc với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa; tuyên truyền luận điệu thù địch
cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ý thức hệ cao hơn chủ quyền dân tộc”…
Các thế lực thù
địch thông qua việc phát tán các ấn phẩm, tài liệu sách, báo, băng hình trên
các phương tiện thông tin, trên các trang mạng xã hội,... nhằm xuyên tạc, bôi
nhọ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền xuyên tạc, phủ
nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng còn đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ
nghĩa Mác - Lênin, cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ
không lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Chúng vin vào một số khuyết điểm,
sai lầm trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, sự tha hóa, biến chất của
một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm cho cách mạng nước ta có lúc gặp khó khăn,
đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu nhằm bôi xấu, phủ định chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Được sự hậu thuẫn
mạnh của các thế lực phản động bên ngoài, các phần tử cơ hội chính trị, chống đối
ở trong nước tăng cường viết và phát tán các tài liệu đưa ra những luận điệu,
quan điểm, sai trái phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên
không gian mạng. Họ cho rằng, đã đến lúc phải xét lại cả những nguyên lý cơ bản
có tính chất thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những
nguyên lý về giai cấp, đấu tranh giai cấp, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội…
Các thế lực thù địch đã và đang điều chỉnh một số vấn đề về chủ trương, giải
pháp sử dụng các thủ đoạn “mềm, ngầm, sâu, điểm”, mở rộng địa bàn hoạt động, nhất
là các địa bàn trọng yếu; tích cực móc nối, liên kết các nhóm, tổ chức phản động
và tìm mọi cách xâm nhập vào nội bộ ta (nhất là các cơ quan lãnh đạo, chính quyền,
đoàn thể) nhằm tạo dựng “ngọn cờ” chuẩn bị thời cơ gây bạo loạn, ly khai ở một
số vùng hoặc nhiều vùng có tính chất độc lập để chia cắt nước ta, hy vọng tạo dựng
nhà nước “tự do”, “độc lập” chịu sự chi phối của bên ngoài,... Phương thức chống
phá của các thế lực thù địch hết sức đa dạng, có lúc lợi dụng sự công khai của
báo chí, truyền thông, lợi dụng sự tự do tư tưởng; có lúc ngụy trang dưới nhiều
hình thức, vỏ bọc tinh vi, đặc biệt là chúng triệt để lợi dụng mạng xã hội.
Trong bối cảnh
hội nhập toàn cầu hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
internet đã trở thành không gian xã hội mới “không gian mạng” mang lại những cơ
hội, vận hội mới để các quốc gia, dân tộc cùng nhau hợp tác và phát triển. Các
thế lực thù địch, phản động đang tận dụng những ưu thế vượt trội của công nghệ
số, mạng xã hội để tuyên truyền những tư tưởng độc hại; thu thập thông tin, bí
mật nhà nước, bí mật quân sự, phá vỡ niềm tin và cắt đứt sợi dây liên kết giữa
Đảng với nhân dân; xuyên tạc, phủ nhận những thành quả cách mạng trong công cuộc
đổi mới ở nước ta. Với sự phát triển rất sôi động và phong phú của mạng thông
tin toàn cầu, thì đó lại là một "điều kiện", "thời cơ" thuận
lợi để các thế lực thủ địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội,
phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các
phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại như báo chí, đài phát thanh đặt ở
ngoài nước, internet, các trang mạng xã hội, các blog, tấn công vào nền tảng tư
tưởng của Đảng. Chúng còn trực tiếp tiến công vào báo chí cách mạng nước ta,
làm nhiễu mạng điện tử, tiến công vào những nhà báo cách mạng.
Sự chống phá của
các thế lực thù địch, đặc biệt lợi dụng báo chí, mạng xã hội chống phá cách mạng
nước ta, làm cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch
trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay gặp những khó khăn, thách thức mới. Trong
Báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, Jon Aloisi (cựu Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) từng
viết: “Thành công lớn nhất là đã thực hiện việc đưa vào Việt Nam mạng lưới
internet. Đó là phương tiện hữu hiệu cho chiến dịch truyền bá các tư tưởng
phương Tây nằm trong chiến lược nhằm thay đổi chính thể ở quốc gia này”.
Trong tình hình
mới, “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam càng quyết
liệt và nguy hiểm hơn. Cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình”, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu
tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam
ngày càng phức tạp, khó khăn. Trong thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục
đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, trong đó tập
trung tuyên truyền, phủ nhận nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những thời điểm Quốc hội thông qua
các văn bản pháp luật mới; phủ nhận thành quả cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng;
xuyên tạc chủ trương củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội; bóp méo sự thật lịch
sử, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội;
đả kích bản sắc văn hóa dân tộc; làm giảm sút lòng tin của nhân dân ta đối Đảng,
Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu
tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam là
nhiệm vụ cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Yêu cầu bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở
Việt Nam là phải kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", lấy
xây dựng là chính, tích cực chủ động phòng, chống là quan trọng; kết hợp chặt
chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động tiến công làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.
2. Một số giải
pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các âm mưu thủ đoạn,
quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Do đặc thù phát
triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin trên mạng
nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn
chế, chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý, hành
vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe. Trong khi đó, quy trình sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực này theo
quy định hiện hành mất khá nhiều thời gian, dẫn đến việc quy định vừa sửa đổi,
bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì vậy, để
kịp thời ngăn chặn, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch trên mạng xã hội ở
Việt Nam cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần
có giải pháp về cơ chế, chính sách: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm
bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn
bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu
cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm
nghiêm khắc hơn.
- Tổ chức họp định
kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của các trang mạng
xã hội trong nước.
- Xây dựng
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những “đơn vị
tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
- Nâng cao năng
lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý thông tin sai
phạm trên mạng. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, mức độ nghiêm trọng
có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối hợp với Sở TTTT các địa
phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý hoạt động sai phạm về thông
tin điện tử trên mạng.
Thứ hai, cần
chú trọng xây dựng tốt công tác kỹ thuật, công nghệ: Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu, định hướng trong việc xây
dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu để các doanh nghiệp thực hiện;
kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng hiển thị nội dung trên mạng
internet khi phát hiện thông tin vi phạm.
- Chuẩn bị các
phương án kỹ thuật, công nghệ phù hợp để có thể chủ động ngăn chặn các thông
tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống nhất cao và sự phối
hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông,
internet;
Thứ ba, xây dựng
đầu mối tiếp nhận, quy trình xử lý tin giả trên mạng xã hội: Bộ Thông tin và
Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương sẽ là đầu mối
thực hiện việc xử lý đối với các hành vi tung tin giả của các tổ chức, cá nhân
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc xác định
tin giả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành có liên quan theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong việc nhận diện và xác định tin giả
theo từng lĩnh vực, đối tượng ảnh hưởng đối với các vấn đề ảnh hưởng đến an
ninh, chính trị, kinh tế, xã hội... Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp cần chủ động tập hợp, cung cấp các tài liệu, chứng
cứ để các cơ quan chức năng xác lập hành vi của các đối tượng tung tin giả.
Thứ tư, cần
tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức: Các cơ quan chức năng tiếp tục chủ
trì, phối hợp với các cơ quan báo chí & truyền thông liên quan triển khai
thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng
về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng.
- Tăng cường việc
tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh, sinh viên và các bậc
phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt tích cực và tiêu của
Internet để thế hệ trẻ biết sàng lọc trước các luồng thông tin xấu độc.
- Đối với các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền,
cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như báo, đài, truyền
hình để tiến hành các hoạt động tuyên truyền.
- Đối với các
ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi mạng xã hội
cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền thông của
riêng mình. Cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của mình cần
mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình quản lý,
qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân.
- Xây dựng và
phổ biến rộng rãi bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội đối với người sử dụng
internet tại Việt Nam, thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia sẻ thông tin
lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc
gia trên mạng internet. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phổ
biến kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả.
Thứ năm, phát
triển mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ: Hiện nay tại
Việt Nam, một số mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn đang chiếm
phần lớn thị trường, chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và
tuyên truyền vẫn cần tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài hạn,
Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh
tranh được với Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch
vụ. Do đó, cần có các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng
xã hội trong nước phát triển.
Thứ sáu, các cơ
quan cung cấp thông tin báo chí cần quan tâm chú ý nâng cao nhận thức của đội
ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch. Chỉ đạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên nhận thức
đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Xây dựng nền tảng xuất bản mở và
đa nền tảng. Ứng dụng các công cụ hỗ trợ quản lý vận hành báo có tính liên
thông cao, ví dụ: Nhân sự, công việc, tính hiệu quả cần được liên kết chặt chẽ,
lấy công nghệ làm nền tảng, lấy công nghệ làm phương tiện, lấy công nghệ làm
công cụ dự báo. Bám sát việc phát triển công nghệ của toà soạn với hoạt động
chuyển đổi số chung của Chính phủ và doanh nghiệp để đồng bộ trong chuẩn giao
tiếp về thông tin.
Thứ bẩy, Ban Chỉ
đạo 35 của Ban Tuyên giáo Trung ương cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin
và Truyền thông hoàn thiện các văn bản chỉ đạo và quy chế, các tình huống trong
việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Ban Chỉ đạo 35 cần chủ động
phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy bám sát thực tiễn, kịp thời dự báo những tư
tưởng không tích cực, những vấn đề nổi cộm tại các địa phương, chú ý đến việc bảo
vệ nhân quyền của các giáo hội …; chủ động cung cấp thông tin với các nước, các
tổ chức quốc tế về những nội dung quan điểm nhận thức chưa đúng về công cuộc đổi
mới xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Thứ tám, các cơ quan báo chí cần lựa chọn những
người có vị thế, uy tín trong xã hội có nhiều bài viết, nêu gương trong việc đấu
tranh với những quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng. Tùy theo tính chất nhiệm vụ và khu vực Ban Tuyên giáo Trung ương phối
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn của đội ngũ lãnh
đạo các cơ quan báo chí và những phóng viên chủ chốt, tích cực trong việc viết
bài, phản ánh không chỉ trên báo mà còn các phương tiện trên mạng xã hội với những
cách làm sáng tạo để kiên quyết đập tan các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù
địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Trong năm 2021 và những năm tiếp theo, các cơ quan báo chí cần chủ động tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; chú trọng vào việc tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm trong từng năm như: Ngày thành lập Đảng, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; Quốc khánh 2/9; Cách mạng Tháng Tám thành công; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…/..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét