Bên
cạnh những thành tựu đạt được văn hóa những năm qua cũng phải đối diện với nhiều
khó khăn, thách thức từ những tác động trái chiều của bối cảnh, tình hình phức
tạp trong và ngoài nước, nhất là khi các thế lực thù địch, phản động lợi dụng
văn hóa để xuyên tạc, chống phá, đả kích về Đảng và chế độ. Đây được xem là một
trong những nguy cơ lớn cần được nhận diện và xử lý để làm lành mạnh, trong sạch
đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay.
Trong
những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo nhằm nâng
cao nhận thức và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Một số văn bản có nội dung
liên quan trực tiếp đến cuộc đấu tranh ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đó là: Kết luận số 23-KL/TW
của Ban Bí thư khóa XII về tăng cường chỉ đạo, quản lý, phát huy vai trò của
báo chí, xuất bản trong việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ (2017); Hướng dẫn số 55-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương
"Hướng dẫn việc tổ chức trao đổi, đối thoại với các cá nhân có nhận thức
khác với chủ trương, đường lối của Đảng" (2017); Nghị quyết số 35-NQ/TW của
Bộ Chính trị khóa XII về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới" (2018)…
Theo mô hình ở Trung ương, ban tuyên giáo các tỉnh ủy,
thành ủy cũng thành lập Ban chỉ đạo 94 chống âm mưu "diễn biến hòa
bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị
quyết số 35-NQ/TW, có nhiệm vụ thành lập Ban chỉ đạo 35 ở các cấp trên cơ sở
sáp nhập các Ban chỉ đạo chống âm mưu "diễn biến hòa bình" trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trước đó.
Nhà
nước chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp tuyên truyền chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch trong lĩnh vực văn hóa, tổ chức các bài viết phản bác các luận
điệu sai trái, thù địch, vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực phản động chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Các
cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp nắm chắc tình hình hoạt động của
các đối tượng "tự diễn biến" "tự chuyển hóa", cơ hội chính
trị và các đối tượng thù địch, phản động đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch,
tán phát trên địa bàn liên quan đến lĩnh vực văn hóa, có giải pháp phân hóa, đấu
tranh phù hợp với từng loại đối tượng, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của
các quan điểm sai trái, thù địch trong nội bộ nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Với
phương châm lấy thuyết phục, cảm hóa, lôi kéo đối tượng, chính quyền, tổ chức
đoàn thể, hội đoàn các cấp trực tiếp gặp gỡ trao đổi, đối thoại, phân tích lợi
hại việc tán phát quan điểm sai trái, thù địch, đồng thời vận động gia đình, bạn
bè tác động ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của họ.
Những
kết quả cơ bản nêu trên đã góp phần tích cực vào việc cô lập, đẩy lùi hoạt động
của đối tượng đưa ra quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực văn hóa chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào
con đường phát triển đất nước.
Tuy
nhiên bên cạnh đó công tác đấu tranh ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái,
thù địch trong lĩnh vực văn hóa vẫn còn một số hạn chế:
Đảng,
Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo 94 (nay là Ban chỉ đạo 35) ở các cấp nhằm chủ
động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhưng hoạt động của Ban chỉ đạo
ở một số nơi chưa mạnh mẽ, quyết liệt, chậm đổi mới phương thức hoạt động, chưa
huy động được lực lượng của cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đến nay, Nhà nước vẫn
chưa hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về văn học đủ tầm, tương xứng với sự
phát triển của văn hóa.
Có
tư tưởng ỷ lại, cho việc đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hòa bình"
trong lĩnh vực văn hóa thuộc về cơ quan chuyên trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, là ngành tuyên giáo; có biểu hiện né tránh, làm ngơ, ngại va chạm với đối
tượng đưa ra quan điểm sai trái, thù địch, vô tình tiếp tay cho các biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí phản động về
chính trị.
Cách
thức đấu tranh ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực
văn hóa ở nhiều nơi chậm đổi mới, nặng về áp đặt, hành chính, thiếu luận cứ
sinh động, thuyết phục được đúc rút từ thực tiễn đời sống văn hóa, chưa coi trọng
đối thoại, tranh luận, sử dụng các biện pháp tác động tâm lý để thay đổi nhận
thức của đối tượng đưa ra quan điểm sai trái, thù địch.
Để
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái,
thù địch trong lĩnh vực văn hóa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một
là, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
hiểu rõ bản chất của các tổ chức phản động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa là
không thay đổi, chúng tìm mọi thủ đoạn tinh vi, nham hiểm nhằm chuyển hóa tư tưởng chính trị nội bộ cán
bộ, nhân dân, trong đó có mưu toan thay đổi chế độ xã hội ở nước ta hiện nay.
Hai
là, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo 35 ở các cấp, xây dựng chiến lược đấu tranh
và quy chế phối hợp cung cấp thông tin, xử lý vụ việc, thống nhất chỉ đạo từ
trên xuống, quy rõ trách nhiệm, tạo cơ chế chủ động giải quyết vấn đề ngăn chặn,
phản bác quan điểm sai trái, thù địch ngay từ cơ sở.
Ba
là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ ở cơ quan hoạt động
tư tưởng, quản lý nhà nước, đội ngũ hoạt động lý luận, phê bình, báo chí, giảng
dạy về văn hóa. Đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia lý luận, phê
bình, báo chí chuyên viết bài phản bác quan điểm sai trái, thù địch để có những
bài viết sắc sảo, mang tính khoa học, thuyết phục, giải đáp kịp thời những vấn
đề từ thực tiễn đời sống văn hóa đặt ra. Tổ chức lực lượng thông tin đại chúng,
truyền thông mới (internet, mạng xã hội) chủ động vào cuộc.
Bốn
là, vận động và tổ chức cộng đồng dân cư và cộng đồng tổ chức chủ động tham gia
cuộc đấu tranh. Vì họ là người "mắt thấy, tai nghe" của chính quyền
phát hiện diễn biến tư tưởng và hoạt động của các đối tượng đưa ra quan điểm
sai trái, thù địch, đồng thời họ cũng là người, tùy từng vụ việc, tham gia trực
tiếp, tích cực vào cuộc đấu tranh.
Năm
là, chủ động, phát hiện đấu tranh đối với một số nhà văn thoái hóa, biến chất,
bất mãn, cơ hội, phản động chính trị thì thái độ chống phá nền tảng tư tưởng của
Đảng góp phần ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực
văn hóa.
Thực hiện tốt các
nhiệm vụ giải pháp trên để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã
hội, cần nhận diện và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc
trên lĩnh vực văn hóa. Đó là cách làm cho văn hóa ngày càng ăn sâu, bám rễ vào
đời sống tinh thần của nhân dân và trở thành sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm
trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét