Nói về vấn đề bản quyền ca Khúc “Tiến quân ca”-“Quốc ca”:
Vào ngày 21/6/2010, Cục Bản
quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến Quân Ca của
bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch. Bà Nghiêm Thúy Băng, với tư cách người đại diện gia đình, đang hưởng
quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công
chúng tác phẩm Tiến Quân Ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.
Nội
dung bức thư đã được mở đầu: "Tôi là Nghiêm Thúy Băng,
80 tuổi, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao - tác giả quốc ca Việt Nam (đã mất từ 7/1995),
đại diện cho gia đình đang thừa kế các tác phẩm âm nhạc của ông, xin trân trọng
ngỏ lời hiến tặng công chúng, Đảng, Quốc hội và Nhà nước tác phẩm Tiến Quân Ca
đang là Quốc ca Việt Nam từ năm 1946 đến nay là 64 năm".
"Từ
ngày 1/7/2006, tác phẩm này đã chính thức được Nhà nước bảo hộ đầy đủ vô thời
hạn về các quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, quyền liên
quan đến tác giả có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp
theo năm tác giả chết" (Điều 27.2.b Luật Sở hữu trí tuệ)… không phụ thuộc
vào việc có trình diễn hay không trình diễn như mọi tác phẩm khác".
Ngày
15/7/2016, gia đình của cố nhạc sĩ Văn Cao đã chính thức hiến tặng ca
khúc Tiến Quân Ca cho "nhân dân và Tổ quốc Việt
Nam". Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt Chủ tịch nước truy tặng Nhạc sĩ Văn Cao Huân
chương Hồ Chí Minh.
Bà
Nghiêm Thúy Bằng được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tặng Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm
của nhà soạn nhạc. Theo thông tin chính thức từ
Cục Bản quyền tác giả, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ
là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến Quân Ca quy định pháp luật về
quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.
Như
vậy ngoài việc thể hiện lòng biết ơn gia đình Cố Nhạc sỹ Văn cao đối với việc
trao tặng bài hát cho Nhà nước, nhân dân Việt Nam, chúng ta còn khẳng định về
quyền sở hữu đối với ca khúc này là ai. Đó là Nhà nước Việt Nam là nhân dân
Việt Nam.
Tuy
nhiên có nhiều trường hợp đã thể vi phạm nghiêm trọng đối với ca khúc “Tiến
quân ca” – “Quốc ca”. Đặc biệt, sự kiện vừa qua khi đội tuyển
Việt Nam chính thức bước vào hành trình bảo vệ ngôi vương AFF Cup với trận đấu
gặp Lào vào 19h30 trên sân Bishan (Singapore). Hàng triệu người hâm mộ bóng đá trong
nước đã háo hức dõi theo trận đấu trên các phương tiện truyền thông như truyền
hình, mạng xã hội, YouTube,...
Đã có một sự việc đã diễn ra trong khoảng thời gian hai đội làm các thủ
tục chào sân. Cụ thể, trong phần hát Quốc ca, khán giả theo dõi trên kênh
YouTube không nghe được lời hát Quốc ca với lý do "bản quyền". Cụ
thể, trên màn hình trận đấu hiện dòng thông báo: "Vì lý do bản quyền âm
nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín
hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm";
"chương trình đang tạm thời bị gián đoạn vì lý do bản quyền. Mong quý vị
khán giả thông cảm và quay lại sau",…
Sự việc này khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng và không thể không khỏi bức
xúc vì bởi ngay chính Quốc ca của nước
mình cũng không được nghe và lại bị đánh bản quyền một cách vô lý như vậy. Vụ
việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc ca đã xảy ra và đây không phải lần đầu. Thật
sự rất buồn về sự vô lý, thật bức xúc trước sự việc Quốc ca bị "đánh gậy
bản quyền".
Họ đã xâm phạm bản quyền của quốc gia, vậy Quốc gia phải lên tiếng và
nhân dân Việt Nam kịch liệt lên án hành vi này. Bây giờ, bản quyền ca khúc là
của Nhà nước thì phải xin phép nhà nước. Nếu không xin phép thì họ đã vi phạm
bản quyền quốc gia. Mà vi phạm bản quyền quốc gia, thì đại diện là Bộ Văn hóa
phải đứng ra xử lý việc này cho rõ ràng, đòi lại quyền đó. Đó là hành vi vi
phạm pháp luật và không phải là lần đầu các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm
phạm nghiêm trọng đến bản quyền ca khúc “Tiến quân ca”-“Quốc ca”. Nếu không nghiêm
khắc chắc chắn sẽ có nhiều lần tái phạm. Cần nghiêm minh để tạo sự răn đe, tạo
môi trường văn hóa lành mạnh. Đó là việc cần thiết để góp phần khẳng định chủ
quyền và trách nhiệm trong gìn giữ sự thiêng liêng đối với tài sản Quốc gia,
dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét