Trong bản Tuyên ngôn độc
lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng trích lại 2 bản tuyên ngôn có ý nghĩa
thời đại. Đó là Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789.
Trên 2/3 thế kỷ, kể từ khi bản Tuyên ngôn độc
lập ra đời, thế nhưng lợi dụng internet, mạng xã hội, ... và nhân các dịp kỷ
niệm lớn của đất nước thì các thế lực thù địch trong và ngoài nước, những phần
tử thoái hóa về tư tưởng chính trị đã đưa lên mạng những bình luận xuyên tạc
lịch sử, bôi nhọ chế độ nhằm chuyển hóa chế độ ta sang con đường “dân chủ, nhân
quyền” ngoại nhập. Đặc biệt họ ra sức cho rằng bản Tuyên ngôn độc lập của Việt
Nam "ăn cắp" tư tưởng của các nước đế quốc!
Tại Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ
XX” diễn ra từ ngày 19 - 21/9/2000 tại Hội trường Ba Đình, bà Lady Borton - nhà
văn hóa, nhà báo Hoa Kỳ, nói tiếng Việt như người Việt đã phát biểu:
- … Các nhà sử học Mỹ vẫn sai lầm ở chỗ họ
nghĩ rằng Hồ Chí Minh trực tiếp trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Ông
không hề trích dẫn. Trái lại, Hồ Chí Minh đã sửa đổi tài liệu đó để khẳng định
cách nhìn của ông.
Bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ viết:
- “We hold these truths
to be self evident, that all, men are created equal …” (Chúng tôi coi đây là
những chân lý hiển nhiên rằng mọi đàn ông sinh ra đều bình đẳng ...).
Nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
bắt đầu bằng:
- “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng” (All people are created equal).
Bà Lady Borton - tác giả của “Tiếp theo nỗi
buồn”, nói tiếp:
- “Chỉ cần thay đổi một từ, Hồ Chí Minh đã
tham gia vào sự nghiệp giải phóng nửa nhân loại”.
Bà còn nhấn mạnh:
- Cách chọn chữ của Hồ Chí Minh trong lời kêu
gọi “Hỡi đồng bào cả nước” rõ ràng đã nói lên cái ý không thể đơn giản dịch nó
ra tiếng Anh được. “Hỡi” có nghĩa như “thân mến” và “cả nước” có nghĩa như
“toàn bộ đất nước”. Cách chọn chữ rất hay của ông Hồ là “đồng bào”. “Bào” có
nghĩa là “cái bọc” như trong “bọc trứng”. Nó khiến ta liên tưởng đến huyền
thoại gốc gác của Việt Nam, mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra năm mươi
người lên ở miền núi và năm mươi người xuống đồng bằng. “Đồng” có nghĩa là rất
nhiều. Do đó, “đồng bào” có nghĩa là “rất nhiều người được sinh ra trong cùng
một bọc trứng”, hoặc nghĩa là “những người thân thích”.
Tuyên ngôn Độc lập của
ông Hồ còn bao hàm ngôn ngữ tổng hợp nữa như: “Dân” (“people” “common people”,
“nhân dân” (“citzens”) và dân tộc (“nation”, “the people”. Từ ngữ Việt Nam để
chỉ “con người” (“men”) không hề xuất hiện ở đây.
Trong một buổi làm việc, nhà văn học giả Lady
Borton còn có một so sánh rất thú vị:
- “… Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn
Độc lập vào ngày 2/9/1945 thì ngày 6/1/1946 tất cả mọi người Việt Nam từ 18
tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, tôn giáo, giàu nghèo,… đều được đi bỏ
phiếu bầu Quốc hội. Còn ở Mỹ, Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, nhưng phải đến năm
1870 những người Mỹ da màu mới được quyền đi bầu, người phụ nữ phải đến năm
1923 mới có “tu chính án về nam nữ bình đẳng”.
Bởi vậy, có thể nói Tuyên ngôn độc lập năm
1945 là bản Tuyên ngôn kép - Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam và Tuyên
ngôn về Quyền con người đối với các dân tộc thuộc địa của chủ nghĩa thực dân,
chủ nghĩa đế quốc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét