Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội
nhân dân Việt Nam là nguyên tắc bất di, bất dịch, dựa trên cơ sở chính trị, lịch
sử và pháp lý vững chắc.Về cơ sở chính
trị, lịch sử, Cờ-lau-dơ-vít (1780 - 1831) - nhà lý luận quân sự tư sản của
nước Phổ - cho rằng: chiến tranh là sự kế tục của chính trị; quân đội xuất hiện
để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
V.I. Lê-nin nhấn mạnh: một khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính
trị”, thì tất yếu phải thừa nhận không bao giờ và không ở
đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị,” hoặc “không dính đến chính trị”. Thực
tế cho thấy, bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị rõ ràng và
quân đội của các bên tham chiến được giai cấp cầm quyền tổ chức, nuôi dưỡng nhằm
thực hiện mục tiêu chính trị của cuộc chiến tranh. Việc một số nhà lý luận tư sản
hiện đại cho rằng: “quân đội là của toàn xã hội”, “quân đội đứng ngoài giai cấp”,
thực chất là muốn che giấu bản chất giai cấp của quân đội. Cho đến nay, bản
chất giai cấp, nhà nước luôn giữ vai trò quyết định đối với quân đội cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thực
tế lịch sử luôn khẳng định, quân đội của các nước tư bản được tổ chức ra để phục
vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Có người cho rằng: quân đội tư sản không chịu sự
lãnh đạo của bất cứ một đảng phái, giai cấp nào; là tổ chức trung lập trước mọi
biến động chính trị - xã hội, đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị của các chính
đảng(!) Sự thật không phải như vậy! Ở các nước đó, các đảng chính trị thay nhau
cầm quyền đều là đại diện cho các thế lực tư bản. Đảng nào nắm quyền điều hành
xã hội, cũng đều có trách nhiệm xây dựng, nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị và sử
dụng quân đội phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Thực tế là, ở các nước,
như: Mỹ, Anh, Pháp,... quân đội không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ thể chế tư bản chủ
nghĩa, mà còn được dùng vào các hoạt động xâm lược, lật đổ, can thiệp quân sự
vào các quốc gia có chủ quyền khác, nhằm mục tiêu chính trị là dựng lên ở đây
các chính phủ thân phương Tây (thực chất là để phục vụ đường lối đối nội và đối
ngoại của các đảng chính trị cầm quyền, mà suy cho cùng là phục vụ lợi ích của
các thế lực tư bản độc quyền đứng đằng sau các chính phủ đương nhiệm).
Ở
Việt Nam, vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin, ngay từ năm 1930, trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ: Đảng phải “Tổ chức ra quân đội công nông”. Ngày
22-12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền
Giải phóng quân, xác định rõ nhiệm vụ “tuyên truyền vũ trang”; trong hoạt động “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền vận động trọng hơn tác chiến”;
tổ chức theo phương châm “người trước
súng sau”, v.v. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta: “Quân đội
ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng
ta lãnh đạo và giáo dục”1; do đó: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội
chủ nghĩa cho toàn quân”2. Đây là tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh về
quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân - quân đội của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Vì
thế, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, Bộ Chính trị (khóa
IX) ban hành Nghị quyết 51-NQ/TW về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng,
thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với Quân đội. Nhờ đó, “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”4.
Về cơ sở pháp lý, việc
hiến định vai trò lãnh đạo của giai cấp, nhà nước đối với quân đội trong hiến
pháp và pháp luật là nhằm khẳng định quyền lãnh đạo quân đội không thể chia sẻ
của mình. Trong Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tại Khoản 8, Điều I, quy định:
nhà nước có nhiệm vụ “nuôi dưỡng và cung cấp cho quân đội,…”; Mục 3, Khoản 10,
Điều I, quy định: “Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được,…
duy trì quân đội và tàu chiến trong thời kỳ hòa bình, ký kết hiệp định hoặc thỏa
ước với một bang khác hoặc với lực lượng nước ngoài”. Còn Mục 1, Khoản 2, Điều
II, quy định: “Tổng thống là Tổng Tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân
Hoa Kỳ”. Những quy định đó phải chăng nhằm bảo đảm cho Quân đội Mỹ luôn là một
quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị? Không, không thể và không bao giờ có!
Quân đội Mỹ phải phục vụ cho mục đích chính trị của giai cấp tư sản, Nhà
Ở
Việt Nam, Điều 65, Hiến pháp năm 2013, chỉ rõ: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Như vậy,
việc khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với Quân đội là hoàn toàn phù hợp cả về lý luận và luật pháp,
theo ý nguyện của toàn thể dân tộc Việt Nam. Không một thế lực nào có thể bác bỏ
được điều đó.
Hơn
70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội ta luôn trung thành tuyệt đối
với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của
Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp của Đảng đối với Quân đội ta là bất di, bất dịch. Mọi luận điệu đòi
“phi chính trị hóa” Quân đội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội,
nhằm làm suy yếu chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội để dễ bề
thực hiện âm mưu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng mà nhân
dân ta đã giành được, là phi lý, phải kiên quyết bác bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét