Hiện nay, có không ít trang mạng, tờ báo, tạp chí,
đài phát thanh ngày đêm chĩa vào chống phá cách mạng Việt Nam. Nhiều tổ chức
báo chí, như Liên minh Báo chí Đông Nam Á, Tổ chức Phóng viên không biên giới
(trong phúc trình thường niên đã đưa ra những nhận định xuyên tạc Nhà nước Việt
Nam "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân”, "kiểm soát
chặt tự do báo chí, trấn áp báo chí, trấn áp các bloggers"; rồi cố tình
"xếp" Việt Nam nằm trong danh sách nhóm nước là “kẻ thù của
Internet”... Từ đó, họ yêu sách Nhà nước ta phải thực hiện tự do báo chí, tự do
Internet "không giới hạn”.
Những người đưa ra quan điểm trên đã cố tình làm
sai lệch bản chất của vấn đề. Họ thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá hồ đồ,
thiếu khách quan, vô căn cứ, không đúng với tình hình tự do báo chí và sự phát
triển Internet ở Việt Nam; thể hiện thái độ thù địch, thiếu thiện chí đối với
Việt Nam, nhằm dụng ý xấu, gây mất ổn định chính trị - xã hội đất nước. Thực chất,
những luận điệu trên không mới, chỉ có điều chúng được tung ra không chỉ từ một
nơi, mà từ nhiều nơi, nhiều hướng, được phát tán trên các phương tiện thông tin
truyền thông, đặc biệt là Internet nhằm làm "rùm beng" và phức tạp vấn
đề, gây khó khăn cho việc kiểm soát và đấu tranh.
Chúng ta biết, tự do ngôn luận, tự do báo chí là
quyền căn bản của con người được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo đảm, được
thể hiện sinh động trong đời sống xã hội. Nhưng tự do báo chí không có nghĩa là
vô tổ chức, là tự do thay trắng đổi đen, tự do "làm báo" trái pháp luật.
Lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc,
nhân dân và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là
hành động không thể chấp nhận; thực chất đó là kiểu tự do vô chính phủ, trái với
dân chủ. Những ai chống lại Tổ quốc, nhân dân, vi phạm pháp luật thì đều phải xử
lý bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiên mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ
quyền nào trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển, cũng đều phải thực hiện.
Việc Nhà nước Việt Nam xử lý hành động lợi dụng báo
chí, lợi dụng Internet chống Tổ quốc và nhân dân là việc làm bình thường, cần
thiết để bảo vệ pháp luật, đảm bảo quyền tự do báo chí đúng với nghĩa đích thực
của nó, thực sự có ích đối với Tổ quốc và dân tộc, tránh bị lợi dụng, không bị
hoen ố bởi những hành động trái pháp luật. Không thể vì thế mà quy chụp cho rằng,
Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, tự do Internet. Không có nhà nước
nào lại cho phép báo chí lợi dụng tự do để chống đối nhà nước, để gây "bất
ổn xã hội".
Ông Nick Clegg, Phó Thủ tướng nước Anh đã từng nói,
báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và
của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của
họ. Năm 2011, Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố trước Quốc hội: “Chính phủ sẽ
trừng trị nghiêm khắc những phần tử sử dụng các trang mạng xã hội và phương tiện
truyền thông xã hội để âm mưu gây bạo loạn và bất ổn xã hội”. Điều 2385, Chương
115 Bộ luật Hình sự Mỹ ghi: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập,
phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt
chính quyền bất kỳ cấp nào”.
Thực chất, những người đưa ra đánh giá và yêu sách
trên về tình hình báo chí, về tự do báo chí ở Việt Nam là xuyên tạc tình hình với
mục đích xấu là chống phá Việt Nam. "Tự do báo chí, tự do Internet"
chỉ là cái cớ cho mưu đồ làm sâu sắc thêm, rùm beng hơn vấn đề dân chủ, nhân
quyền trong mục tiêu phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam của họ. Quyền tự do
báo chí; vai trò, trách nhiệm của nhà báo đã bị họ lợi dụng, lạm dụng. Họ đã cố
tình tạo ra cách hiểu mập mờ giữa nhà báo với một số người lợi dụng việc viết
báo, nghề làm báo để đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nhà báo chân chính, gây
nhiễu loạn thông tin, rối loạn tư tưởng xã hội, mượn cớ bênh vực những
“bloggers” phản động, để chống Việt Nam.
Những luận điệu bịa đặt đó chính là sự can thiệp
thô bạo vào tình hình Việt Nam; là giọng điệu lạc lõng trong sự đánh giá, nhìn
nhận chung của đại đa số các nước và nhân dân trên thế giới hiện nay về một nước
Việt Nam đang đổi mới, ổn định và phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét