Cùng với thực
tế tồn tại và phát triển ngày càng phong phú của các tổ chức hội, thời gian gần
đây, thuật ngữ xã hội dân sự, tổ chức xã hội dân sự được thảo luận, bàn luận
khá sôi nổi ở nước ta. Vấn đề “xã hội dân sự” đã và đang được các thế lực thù địch
tìm mọi cách lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt
Nam. Sau những thất bại trong hoạt động chống phá Việt Nam ở các giai đoạn trước,
hiện nay, các thế lực thù địch đang xem “xã hội dân sự” là một hướng đi mới, là
một trong những phương thức tác động cơ bản trong chiến lược “diễn biến hòa
bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi thể chế chính trị
tại Việt Nam.
Mục tiêu của
chúng không gì khác là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của CNXH, chia rẽ nội bộ, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng với Đảng,
Nhà nước; tạo tiền đề tập hợp, phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính
trị đối lập, các đối tượng phản động đã tập trung tuyên truyền phá hoại tư tưởng
bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, nhất là qua Internet. Tại các vùng
chiến lược, các đối tượng đẩy mạnh tung tin xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn
giáo; kích động tư tưởng ly khai, tự trị, xuyên tạc lịch sử, khơi gợi, khoét
sâu mâu thuẫn dân tộc, tuyên truyền, phát triển tà đạo…
Thủ đoạn của
chúng là thông qua các trang web, diễn đàn trực tuyến, nhất là mạng xã hội để
công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia; sử dụng
các phần mềm bảo mật để liên lạc, tổ chức huấn luyện, đào tạo trực tuyến cho số
thành viên; công khai viết đơn kiến nghị, đòi thành lập đảng chính trị đối lập,
xin tự thành lập hội, nhóm và đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi
phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự…
Các thế lực
thù địch đã và đang triệt để lợi dụng tính chất chính trị, xã hội phức tạp của
vấn đề xã hội dân sự để tác động vào nội bộ hệ thống chính trị và các tầng lớp
xã hội với nhiều phương thức khác nhau, từ tuyên truyền lừa bịp, thổi phồng “ưu
điểm” của xã hội dân sự, cung cấp tài chính, phương tiện hoạt động đến việc gây
sức ép với Đảng, Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại. Các đối tượng nhân danh
chiêu bài “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền”... để tập hợp lực lượng, lập
hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích dễ gây “ấn tượng” với nhu cầu,
thị hiếu của từng tầng lớp, thành phần xã hội nhất định như: “Diễn đàn xã hội
dân sự”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương
thân”, “Hội anh em dân chủ”...
Bên cạnh đó,
dưới danh nghĩa đại diện các tổ chức xã hội dân sự, một số đối tượng chống đối
đã tham gia các buổi điều trần ở nước ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”,
“nhân quyền”, đề nghị can thiệp trả tự do cho số chống đối trong nước bị bắt do
vi phạm pháp luật... Đặc biệt, các thế lực thù địch, cơ hội triệt để lợi dụng
tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” đang diễn ra trong một bộ phận đảng viên của ta, tình trạng yếu
kém, sai phạm của một số cán bộ để tuyên truyền hạ uy tín chính trị của Đảng,
lôi kéo người dân vào các tổ chức mang danh nghĩa xã hội dân sự nhằm tiến hành
các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Qua đây cho thấy,
các thế lực phản động bên ngoài luôn lợi dụng xã hội dân sự để thực hiện âm mưu
lật đổ chế độ. Ðáng chú ý là, một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống
đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội
thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân về
Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy xã hội dân sự
và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo
tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Nếu thực hiện các nội dung này theo
ý đồ của họ thì chế độ xã hội chủ nghĩa thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt
Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác
có thể sẽ tạo điều kiện các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức xã hội dân sự
để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp xã
hội chủ nghĩa bằng luật pháp tư sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét