Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên Ban cố vấn Chính phủ dưới thời các
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với BBC ông tin rằng con đường trí
thức phản biện xã hội từ bên trong Đảng Cộng sản, đóng góp phát triển đất nước,
vẫn khả thi. Tham gia góp ý kiến xung quanh cuộc
trao đổi trên BBC từ đầu năm 2012 với chủ đề Trí thức Việt Nam và Đảng lãnh đạo,
bàn về cách thức trí thức trong và ngoài nước nên đóng góp cho đất nước trong
tình hình hiện nay, Giáo sư Tương Lai nêu quan điểm: "Nếu ai cũng bỏ nước
ra đi, rồi đứng ở bên ngoài nói, để rồi không bị một ràng buộc gì cả, thì đất
nước này sẽ thế nào đây?". "Tôi thì khác, tôi bám trụ tại đây. Tôi vẫn
ở trong Đảng này.
Tôi vẫn là
người của chế độ này. Nhưng tôi muốn góp phần một cách công khai và minh bạch
thúc đẩy những bước phát triển để Đảng có thể tự chấn chỉnh, tự, đổi mới."Và
tôi tin điều đó có thể làm được vì những người nhận thức được, những người yêu
nước không ít đâu."
Nguyên Viện
trưởng Viện Xã hội học điểm lại diễn biến của trí thức Việt Nam hậu thuẫn và
tham gia các cuộc biểu tình yêu nước và chống Trung Quốc từ hai đầu của đất nước
là Sài Gòn và Hà Nội mùa hè năm ngoái, khẳng định đó là hành động 'không chống
đối' của trí thức:"Trí thức không chỉ xuống đường mà họ còn ra những tuyên
bố, những kiến nghị công khai và những người ký tên vào những tuyên bố, kiến
nghị đó là những trí thức tên tuổi, nói lên ai cũng biết. “Họ là những người
tâm huyết, rất yêu nước và gắn bó với chính chế độ mà họ đã bằng máu xương và
trí tuệ đã xây dựng nên. Họ không có việc gì để chống đối cả. "Nhưng họ kiến
nghị để nhà nước này sạch sẽ hơn, chế độ này tốt đẹp hơn và không bị lấn sâu
vào những âm mưu rất đen tối của Trung Quốc xâm lược”.
Trả lời câu
hỏi liệu trí thức Việt Nam ở trong nước có nên độc lập hoàn toàn khỏi Đảng
Cộng sản về các mặt tư tưởng, tài chính, chính trị; cũng như liệu đã tới lúc cần
bỏ sự lãnh đạo của Đảng lên tầng lớp trí thức hay chưa, Giáo sư Tương Lai cho
hay: "Về khát vọng tự do và đòi hỏi dân chủ là một điều rất rõ ràng. Đó
cũng là tiếng nói chung của những người trí thức có lương tri, những người trí
thức biết tự trọng và họ biết cần phải làm gì cho đất nước này. “Khi mà họ chấp
nhận sự lãnh đạo của Đảng, thì đồng thời họ cũng có những đòi hòi rất rõ là sự
lãnh đạo đó phải như thế nào. Nếu không như thế, thì họ không chấp nhận sự lãnh
đạo của Đảng được”.
Chuyên gia
xã hội học này tin rằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một thực tế lịch sử
khách quan, nhưng ông cũng thừa nhận rằng tệ "thoái hóa, biến chất" của
nhiều cán bộ, đảng viên trong Đảng đang làm cho uy tín của Đảng bị ảnh hưởng nặng
nề. Ông nói: “Vai trò của Đảng Cộng sản trong lịch sử là một sự thực cần phải
được thừa nhận. Đồng thời sự thoái hóa, biến chất của không ít cán bộ, đảng
viên Cộng sản, đã làm cho uy tín của Đảng mất đi”.
Giáo sư
Tương Lai cho biết thêm trí thức Việt Nam vốn chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng
cũng hiểu rất rõ vị trí, điều kiện của mình trong quan hệ với Đảng lãnh đạo.
Ông nhấn mạnh: "Là người trí thức, họ hiểu rất rõ họ đi với Đảng trong điều
kiện nào và trong điều kiện nào thì họ không chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng. “Không thể ban phát”.
Nhà xã hội
học cho rằng để trở thành trí thức thực sự, người trí thức phải có một số phẩm
chất và đòi hỏi nhất định, mà theo ông, trước hết là các yếu tố bản lĩnh, dám hành
động: “Đã là trí thức thì phải là người có bản lĩnh, người dám hành động theo
lý trí và theo trí tuệ mà mình hiểu biết. Không phải là người ăn theo, nói leo.“Và
người trí thức như thế không nhiều, nhưng có, và càng ngày số đó càng nhiều
lên. Tôi không bi quan về chỗ này”.
Về một số vấn
đề đang được nhiều giới trong nước quan tâm liên quan việc soạn thảo, ban bố,
thi hành một số đạo luật giúp thực thi quyền cơ bản của công dân, Giáo sư Tương
Lai nêu quan điểm.
“Luật biểu
tình ra, nếu có luật đi chăng nữa, thì cũng phải đấu tranh để cho luật ấy đi
vào trong cuộc sống”. Bởi vì đã có rất nhiều điều đã ghi trong Hiến pháp nhưng
có thực hiện được đâu.
Tuy nhiên,
có phải vô cớ hay không, khi mà các trang mạng lề trái, có những bài viết thể
hiện quan điểm chống phá Nhà nước cầm quyền hiện tại ở Việt Nam thông qua sự việc
tưởng chừng là rất cá nhân của vị giáo sư này thì chúng tôi tin chắc rằng mọi
người đã có những nhận định chủ quan của riêng mình. Với tư cách là nguyên Viện
trưởng Viện xã hội học Việt Nam (chức danh cuối cùng của ông giáo sư trước lúc
nghỉ hưu) thì tôi tin chắc rằng nhận định cũng như tầm suy nghĩ và hiểu biết được
thể hiện qua các bài viết về xã hội của ông Tương Lai là hoàn toàn rất sâu sắc.
Tuy nhiên, khi một nhà nghiên cứu xã hội lại “mon men” bước sang lĩnh vực khác
mà đặc biệt lại là chính trị thì thật sự đó là thảm họa. Việc từ bỏ Đảng Cộng sản
Việt Nam từ trước đến nay không phải là không có. Tôi có thể lấy ví dụ như trường
hợp của các ông Võ Văn Thôn - cựu giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh,
ông Lê Văn Hòa - cựu chuyên viên Ban Nội chính Trung ương, Giáo sư Nguyễn Đình
Cống, nhà báo Tống Văn Công - nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động… và những người
khác nữa vì nhiều lý do khác nhau, không riêng gì giáo sư Tương Lai và họ đều
là người đã từng làm việc trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, để
việc từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của một người lên đầu trang nhất của các
trang mạng xã hội, blog và báo chí lề trái như vậy thì quả thực chỉ có 3 người,
đó là ông Lê Hiếu Đằng, đối tượng Phạm Chí Dũng và ông giáo sư Tương Lai đáng
kính đây.
Cuối cùng,
ông giáo sư Tương Lai nếu muốn xây dựng đất nước hay cố chứng tỏ mình muốn xây
dựng đất nước thì ông hãy âm thầm thực hiện giống như bao người Việt Nam đang
làm chứ không phải ầm ĩ tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản đã xây dựng như vậy. Bản thân
tôi tin rằng, thông qua sự việc này thì chuyện ông lợi dụng truyền thông hay bị
truyền thông lợi dụng thì có lẽ mọi người đã có câu trả lời cho bản thân mình rồi,
bằng sự thông minh hay bản lĩnh của một giáo sư ông tự hỏi mình đã cống hiến được
gì và xây dựng được gì cho cái nôi mà ông đang ở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét