Hiện nay, các quốc gia trên
thế giới đều đã thấy được tác động của các trang mạng xã hội đối với trật tự an
toàn xã hội, an ninh quốc gia. Đối với nước ta các thế lực thù địch, phản động
đã lợi dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước.
Trên các trang mạng xã hội
như: Facebook, Youtube, Zalo xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, bóp méo,
xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh
vực kinh tế xã hội… Lợi dụng các tin bài,
chúng kích động tư tưởng lối sống thực dụng, đầu độc tinh thần trụy
lạc, làm lu mờ các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống. Chúng tuyên truyền,
xuyên tạc đường lối, quan điểm, cương lĩnh, nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là
những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”; đưa tin sai sự
thật, làm cho người sử dụng các trang mạng xã hội có góc nhìn sai lệch về
những gì đang diễn ra, từ đó tạo sự hoài nghi, giảm sút niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng. Bằng cách đưa thông tin một chiều về các vấn đề tiêu cực,
tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí,… lấy các hiện tượng quy kết thành bản chất,
rồi thổi phồng thành những “sai lầm cố hữu” nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng,
tâm lý đọc giả. Đặc biệt, chúng lợi dụng một số đối tượng, trong đó có cả
những người đã từng hoạt động trong cơ quan báo chí viết bài viết tung lên mạng
để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Ngoài ra, chúng ra sức truyền bá quan điểm sai trái, thù địch và
khuyến khích nhiều người lên mạng để “trao đổi”, “thu nhận” thông tin; dùng báo
mạng làm “nóng” các vấn đề của đất nước; đổi trắng thay đen, tạo bức xúc, nghi
ngờ, bất bình trong công chúng, kích động gây rối, bạo loạn lật đổ. Mắc vào cái
bẫy “diễn biến hòa bình”. Thời gian qua, cá biệt có lãnh đạo cơ quan báo chí,
phóng viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí cực đoan, lệnh lạc, quá nhấn mạnh vai trò
“phản biện”, lạm dụng “quyền lực xã hội” để đưa các bài viết chống phá Đảng,
Nhà nước. Điều đó làm cho Cách mạng Việt Nam đã bị phá hoại
từ gốc rễ - sự suy yếu về niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự
nghiệp Cách mạng.
Bên cạnh tuyên truyền, vu
khống, cung cấp thông tin phiến diện, chúng còn lôi kéo, kích động các phần
tử bất mãn dưới danh nghĩa các “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động chính trị” để
xây dựng lực lượng, tổ chức chống đối thông qua các trang mạng, blog cá
nhân. Các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng một số cá nhân, tổ chức nhất
là những nhà báo, nhà hoạt động xã hội yếu kém về bản lĩnh chính trị
lại có tham vọng chính trị cao, khao khát quá lớn về tiền bạc hay thích
trở thành con người của công chúng. Chúng thành lập các hội, fanpage… làm
cơ quan ngôn luận, địa chỉ hoạt động cho tổ chức “dân chủ” trên các trang
mạng xã hội; triệt để lợi dụng báo điện tử, mạng xã hội… để phát tán rộng
rãi các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung xấu, phản động. từ đó để phát
triển thành các hoạt động như tuần hành, biểu tình, rải truyền đơn,
tụ tập kêu gọi chống đối cán bộ địa phương… để gây mất ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá chính quyền, chia
rẽ mối đoàn kết giữa Đảng và nhân dân.
Trước những thông tin xấu độc
này, không ít người sử dụng mạng xã hội do tư tưởng không vững vàng đã thay đổi
quan điểm, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” tư tưởng, gây tâm lý hoài nghi. Do
đó, để quản lý thông tin trên mạng, đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản
động cần có cơ chế, chính sách, quan điểm mới trong
quản lý nhà nước đối với mạng xã hội phù hợp với vai trò mới của mạng xã hội.
Để nâng cao hiệu quả công tác
phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hoạt động lợi dụng các trang mạng xã hội chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, cần phải có những giải pháp
tổng thể, hữu hiệu được tiến hành liên tục bằng nhiều hình thức phong phú.
Trong đó, không thể coi nhẹ công tác truyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức của Cán bộ, Học viên trong toàn Học Viện trước những âm mưu thâm độc của
các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội; giúp cho Cán bộ, Học viên
phân biệt được đúng, sai; sàng lọc và tiếp nhận thông tin chính thống; kiên
quyết không tin, không cổ súy, lan truyền những thông tin xấu, có hại cho đất
nước, cho cộng đồng. Đồng thời, tích cực tận dụng tối đa các tổ chức,
các lực lượng nòng cốt để tuyên truyền thông tin chính thống, định hướng
dư luận cũng như viết bài đấu tranh, phê phán luận điệu, quan điểm sai trái
tạo phong trào đấu tranh trực diện trên các trang mạng xã hội với các
thế lực phản động. Ngoài ra cần làm tốt công tác quản lý, kiểm soát
và khắc phục hiện tượng thương mại hóa hoạt động báo chí, đưa thông tin trên các
trang mạng xã hội theo kiểu giật gân, câu khách, trình bày nội dung quá
mức thực tế, tạo ra kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Có
biện pháp nâng cao trách nhiệm chính trị, đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ, Học
viên trong toàn học viện. Đối với cơ quan đơn vị của Học viện, cần làm
tốt giám sát, bảo đảm an ninh mạng, tích cực phát hiện, thông báo rộng
rãi và đập tan các tổ chức phản động hoạt động trên các trang mạng xã
hội; thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ tài liệu mật, không để kẻ địch thu
thập, xuyên tạc, tuyên truyền chống Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tin tưởng rằng, với sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân và sự nỗ lực
quyết tâm đấu tranh kiên quyết, kiên trì, chúng ta sẽ bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam và xây dựng thành công Chế độ xã hội chủ
nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét