Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Lợi dụng xã hội dân sự để chống


Hiện nay, vấn đề “xã hội dân sự” đã và đang được các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Sau những thất bại trong hoạt động chống phá Việt Nam ở các giai đoạn trước, hiện nay, các thế lực thù địch đang xem “xã hội dân sự” là một hướng đi mới, là một trong những phương thức tác động cơ bản trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Mục tiêu của các thế lực thù địch trong hoạt động lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” là tìm mọi cách tạo “môi trường” cho sự xuất hiện ở nước ta lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua hoạt động dưới danh nghĩa “xã hội dân sự” để làm suy yếu, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các thế lực thù địch cho rằng hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là một “lối thoát” cho sự ra đời công khai, hợp pháp của các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, buộc Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Họ tìm mọi cách thúc đẩy ở Việt Nam một mô hình “xã hội dân sự” độc lập về chính trị, nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chịu sự quản lý của Nhà nước, các tổ chức được tự do thành lập, kể cả các tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi “quyền đối lập” được thừa nhận ở Việt Nam...

 Để làm được điều đó, các thế lực thù địch đã và đang triệt để lợi dụng tính chất chính trị, xã hội phức tạp của vấn đề xã hội dân sự để tác động vào nội bộ hệ thống chính trị và các tầng lớp xã hội với nhiều phương thức khác nhau, từ tuyên truyền lừa bịp, thổi phồng “ưu điểm” của xã hội dân sự, cung cấp tài chính, phương tiện hoạt động đến việc gây sức ép với Đảng, Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại. Các đối tượng nhân danh chiêu bài “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền”... để tập hợp lực lượng, lập hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích dễ gây “ấn tượng” với nhu cầu, thị hiếu của từng tầng lớp, thành phần xã hội nhất định như: “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”...

Thủ đoạn được các đối tượng sử dụng phổ biến hiện nay là thông qua các trang web, diễn đàn trực tuyến, nhất là mạng xã hội để công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia; sử dụng các phần mềm bảo mật để liên lạc, tổ chức huấn luyện, đào tạo trực tuyến cho số thành viên; công khai viết “đơn kiến nghị”, đòi thành lập đảng chính trị đối lập, xin tự thành lập hội, nhóm và đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự... Ngoài ra, chúng tìm cách chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng với Đảng, Nhà nước; tạo tiền đề tập hợp, phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập... Tại các vùng chiến lược, các đối tượng đẩy mạnh tung tin xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo; kích động tư tưởng ly khai, tự trị, xuyên tạc lịch sử, khơi gợi, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, tuyên truyền, phát triển tà đạo, tụ tập “xưng vua”...

Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của tổ chức xã hội dân sự đối với sự phát triển của xã hội. Nhưng cần thấy rõ rằng, ở nhiều quốc gia, nhất là những nước đang phát triển, sự hình thành xã hội dân sự thường chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có những lực lượng chính trị từ bên ngoài thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Xã hội dân sự: là không gian xã hội công cộng nằm ngoài Nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội độc lập tương đối với Nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội.

Dưới góc độ công tác an ninh, khi nhìn nhận, đánh giá về vấn đề “xã hội dân sự” chúng ta cần lưu ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, tuy những người cổ vũ cho xã hội dân sự xác định xã hội dân sự nằm ngoài các thể chế chính trị, xã hội, kinh tế, do đó có tính “độc lập” với Nhà nước và không mang bản chất giai cấp, nhưng thực tế cho thấy, xã hội dân sự bao gồm các tổ chức hội, hiệp hội, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ... đều mang tính chất chính trị, do đó, luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống Đảng và Nhà nước. 

Thứ hai, vốn mang tính đa dạng về lợi ích, thành phần, do đó xã hội dân sự cũng mang tính đa dạng, đa nguyên về tư tưởng. Đặc trưng này phản ánh tính chất phức tạp về tư tưởng, văn hóa trong đời sống xã hội dân sự. Đối với Việt Nam, sự hình thành của xã hội dân sự còn chứa đựng nguy cơ xuất hiện, hình thành hoặc du nhập những khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản, tiền đề trực tiếp dẫn đến đa nguyên về chính trị.

Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung còn thấp; ý thức công dân, ý thức pháp luật của đại đa số người dân còn nhiều hạn chế; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, hiệu lực quản lý của chính quyền còn yếu; lại có những đặc điểm phức tạp, đa dạng về tôn giáo, dân tộc. 

Thứ tư, xã hội dân sự là không gian bao hàm nhiều tổ chức có tính đa dạng về thành phần, mục đích hoạt động, lợi ích, thiếu tính tổ chức chặt chẽ, do đó nó dễ bị các cá nhân, tổ chức có điều kiện chi phối, lợi dụng vào thực hiện các mục đích riêng và tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Thứ năm, một số tổ chức xã hội có vai trò, ảnh hưởng xã hội rộng lớn, số lượng thành viên đông đảo luôn là mục tiêu tác động, chi phối, lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm biến các tổ chức này trở thành các tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Để giảm thiểu được những tác động tiêu cực của sự phát triển xã hội dân sự đối với sự phát triển ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cũng như chủ động phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, các lực lượng chủ công, nòng cốt cần nhận thức đầy đủ về “xã hội dân sự” và có cách “ứng xử” phù hợp với vấn đề “xã hội dân sự”. Trong giai đoạn hiện nay, không khuyến khích, cổ vũ cho sự hình thành xã hội dân sự và các thành tố cấu thành; chưa nên và không cần thiết đặt ra vấn đề “Việt Nam có phát triển xã hội dân sự hay là không”. 

Hai là, trên cơ sở đó, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách, biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực và những đặc điểm của xã hội dân sự mà các thế lực thù địch, cơ hội có thể lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam. 

Ba là, trong điều kiện có sự tồn tại khách quan của một số loại tổ chức có tính xã hội dân sự, cần tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, hạn chế những tác động tiêu cực của nó và có các biện pháp quản lý các tổ chức xã hội dân sự phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị. 

Xã hội dân sự vẫn đang là vấn đề mới, phức tạp, còn nhiều quan điểm khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện. Tuy nhiên, những hoạt động lợi dụng xã hội dân sự đã và đang trở thành một nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh chính trị của Việt Nam. Nếu chúng ta chủ quan, mất cảnh giác hoặc nhận thức không đầy đủ về xã hội dân sự thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội càng có nhiều cơ hội để tiến hành âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” nhằm chống Đảng, Nhà nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...