Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ra đời và không
ngừng phát triển đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong phong trào cộng sản; thanh
niên dưới ánh sáng soi đường của Đảng đã tích cực tham gia đấu tranh vfa giành
được nhiều thắng lợi quan trọng, đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã có
biết bao những thanh niên trai tráng đã anh dũng hy sinh góp phần cùng toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta có được chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu” cho đến nay vẫn còn vang mãi.
Bước sang năm 1950, dưới ánh sáng các nghị quyết về
công tác thanh niên của Đảng, phong trào thanh niên phát triển ngày càng vững
chắc, tổ chức Đoàn lớn mạnh trong cả nước cùng với sự phát triển của lực lượng
vũ trang nhân dân.
Tháng 1-1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ
lần thứ 3 tiến hành tại xã Phiên Long Mỹ (Rạch Giá). Đại hội đã ra Nghị
quyết quan trọng về nhiệm vụ của thanh niên để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
Đó là các Nghị quyết về:
- Thanh niên với phong trào dân quân,
- Thanh niên với công tác địch ngụy vận,
- Thanh niên với vấn đề trừ gian, phòng gian,
Ngày 20-3-1951, Hồ Chủ tịch đã đến thăm đơn vị thanh
niên xung phong (Liên phân đội 312) đang làm nhiệm vụ tại NàCù (Bắc Cạn). Người
rất vui khi được nghe báo cáo về tinh thần vượt khó khăn gian khổ để phục vụ
kháng chiến của các đội viên thanh niên xung phong và đọc tặng các đội viên
thanh niên xung phong 4 câu thơ đầy ý nghĩa:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch, Đội thanh niên xung
phong công tác Trung ương hăng hái phục vụ chiến đấu, đạt được nhiều thành tích
qua các chiến dịch Biên Giới, Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hòa Bình, Tây Bắc và
giữ vững mạch máu giao thông trong chiến khu Việt Bắc, Đội được Chính phủ tặng
thưởng: Hai Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 30 Huân chương Chiến sĩ hạng Ba.
Hàng trăm đội viên TNXP được tặng thưởng huân chương các loại, hàng nghìn đội
viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và cá nhân gương mẫu,v.v...
Với những đóng
góp to lớn qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn và phong
trào thanh niên trong cả nước đã xứng đáng được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng
nhiều Huân chương cao quý.
Ngày 19 tháng 10
năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên
Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Đây là cuộc vận động
chính trị lớn. Thông qua việc học tập đổi tên Đoàn, các cấp Đoàn đã giáo dục,
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên, củng cố tổ chức Đoàn, chuẩn bị về mọi
mặt để đón nhận những nhiệm vụ mới mà Đảng và Bác Hồ giao cho. Với tinh thần
đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II được triệu tập từ ngày 25-10 đến
4-11-1956, với 479 đại biểu thay mặt cho gần nửa triệu đoàn viên về dự. Đại hội
khẳng định những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên trong 9
năm kháng chiến và 3 năm khôi phục kinh tế. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn
trong giai đoạn cách mạng mới là: “Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên
đem hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển
văn hóa, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc,
tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu
tranh thống nhất nước nhà”.
Đại hội được Bác
Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước đến thăm,
Bác đã chỉ thị: “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải
gương mẫu”. Đại hội đã ra Nghị quyết về công tác thiếu niên, nhi đồng và quyết
định đổi tên Đội thiếu nhi Tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam
bao gồm hai lứa tuổi: thiếu niên và nhi đồng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét