Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta
kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên tham nhũng, trong đó điển hình như khởi
tố, bắt tạm giam đối với Đinh La Thăng; khởi tố, phát lệnh truy nã quốc tế và bắt
giam đối với Trịnh Xuân Thanh. Đồng thời xử lý kỷ luật Đảng, chính quyền, truy
tố theo pháp luật đối với nhiều cá nhân có liên quan, kể cả cán bộ cấp cao
trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
Các thế lực thù địch, bất mãn
chính trị lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam, bọn chúng dựng chuyện,
xuyên tạc sai trái để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như
các trang mạng xã hội zalo, facebook, blog, …, chúng dựng chuyện xuyên tạc
tuyên truyền về cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam như gắn tham nhũng với
chính trị, bọn chúng cho rằng “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công về
tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”, từ đó chúng đưa ra kết luận: Ở Việt Nam
còn chế độ công hữu, chế độ độc đảng thì không chống được tham nhũng.
Đây là nhận định sai trái. Thực
tiễn cho thấy tham nhũng là hiện tượng xảy ra ở nhiều quốc gia. Kể cả những quốc
gia thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng”, trong các cuộc đàm phán về Công ước
Chống tham nhũng của Liên Hợp quốc, đều khẳng định nơi nào hệ thống pháp luật
còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu
minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương còn thấp,... thì ở đó tham
nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ; đồng thời số vụ có tính
chất xuyên quốc gia cũng ngày càng nhiều. Đặc biệt, là trong thời kỳ phát triển
nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế - chính trị tạo ra những tiền đề
khách quan vô tình tạo kẽ hở cho tham nhũng phát triển.
Chống tham nhũng ở Việt Nam đã và
đang được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, đồng tình và ủng hộ.
Các thế lực thù địch không chỉ vẽ
ra cảnh đấu đá nội bộ ở cấp Trung ương, các thế lực thù địch, bất mãn chính trị
còn vẽ ra cảnh đấu đá nội bộ ở các địa phương, chúng dựng lên cái gọi là: “cuộc
chiến chiếm lĩnh quyền thống trị”. Bọn chúng bịa đặt xuyên tạc không dừng lại ở
đó, để hấp dẫn hơn, chúng còn bịa ra những lực lượng, cá nhân được hưởng lợi từ
đấu đá nội bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự bịa đặt ra những lực lượng, cá
nhân này không nằm ngoài âm mưu, thủ đoạn chia rẽ nội bộ, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Các thế lực thù địch, bất mãn
chính trị lợi dụng chống tham nhũng ở Việt Nam để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của
cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, là âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nhằm bội nhọ, hạ
thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.
Chúng tìm mọi cách xuyên tạc những
ý kiến chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tổng Bí thư nêu chủ trương đấu tranh
chống tham nhũng sẽ “không có vùng cấm”, chúng xuyên tạc rằng đó là những toan
tính của Tổng Bí thư để lấy lại danh dự đã mất, tinh vi hơn bọn chúng còn xuyên
tạc đưa ra luận điệu cuộc đấu tranh chống tham nhũng chỉ là sự củng cố quyền lực.
Trên “Blog Danlambao” đã đăng tải
bài viết của Hải Âu với tiêu đề: “Cuộc chiến khốc liệt trong cái lò nhà sản”.
Bài viết này xuyên tạc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội
nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 31 tháng 7 năm
2017, cho đó là thông điệp gửi đến tất cả đảng viên cộng sản. Ông Nguyễn Phú Trọng
là người nắm giữ quyền lực cao nhất và không cho phép bất cứ đối tượng nào gây
nguy hại đến mình. Bài viết này còn xuyên tạc đưa ra luận điệu để giữ bằng được
chiếc ghế Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng quyết thực hiện kế hoạch “đập chuột”
dẫu cho vỡ bình. Thâm độc hơn, bài viết này còn trắng trợn vu khống, “để giữ vững
chiếc ghế” của mình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ chống tham nhũng mà
còn chống cả những đối tượng gây hại đến vị thế, chiếc ghế Tổng Bí thư của
mình.
Vậy thời gian tới, các thế lực
thù địch, bất mãn chính trị sẽ tiếp tục lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng của
Đảng, Nhà nước, để chúng tung ra những luận điệu xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ uy
tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, kích động gây chia rẽ nội bộ,
gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà Nước và chế
độ. Vì vậy, chúng ta phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những
luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Tác giả: Nguyễn Nguyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét