Phạm Trần vốn là
kẻ “nổi danh” trong đám nghịch tặc chống phá Đảng và Nhà nước ta bấy lâu nay;
và thường xuyên xuất hiện trên website Đối thoại - Diễn đàn đối lập với Nhà nước
và Đảng Cộng sản Việt Nam. Như một mụ già độc địa ngồi rình xó bếp, hễ cứ có một
chuyện to nhỏ gì của đất nước thì Trần liền tuôn ra những lời hôi hám đả phá Đảng,
Nhà nước và chế độ ta.
Mới đây, lợi dụng
bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào ngày 21/01/2018, Trần cũng đã sao
chép nhiều “tài liệu”, xuyên tạc và đưa ra nhận định hết sức sai trái về cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Coi việc chống
tham nhũng chỉ là “nước chảy qua cầu”; suy diễn cán bộ, đảng viên “bỏ cộng sản
đi kiếm tiền”; nói “Đảng không làm được gì”… để rồi khẳng định “4 nguy cơ đảng
chết ngay đơ”… Bản chất của những nhận định sai trái này của Phạm Trần thực chất
xuất phát từ những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, Phạm Trần
phủ nhận những nỗ lực, quyết tâm và thành quả của cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Ai trong chúng
ta cũng biết được, tham nhũng là căn bệnh trầm kha, nguy cơ của bất cứ chế độ
nào trên thế giới cũng có. Nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ
chính lòng tham lam, sự lạm dụng chức quyền của con người - những người trực tiếp
lãnh đạo, quản lý, điều hành nhà nước hoặc tham gia vào hoạt động kinh tế của
xã hội; đồng thời xuất phát từ những cơ chế, chính sách quản lý yếu kém, sơ hở
của nhà nước hoặc của các tổ chức kinh tế nhà nước. Tác hại của tham nhũng
không chỉ kéo giảm đà tăng trưởng, đổ vỡ nền kinh tế, sự phát triển của xã hội
mà còn tác động đến sự ổn định chính trị, xã hội, sự tồn vong của chế độ nhà nước.
Tùy theo mỗi thể chế chính trị mà tham nhũng nảy sinh, phát tác với những hậu
quả khác nhau. Dưới chế độ có nền kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế thị trường
thì sự nguy hại của nó lớn hơn, bởi mọi hoạt động chính trị, pháp lý của nhà nước
đều bị sự chi phối mạnh mẽ bởi các lợi ích của tư nhân, cá nhân.
Ngay khi bước
vào thời kỳ đổi mới, nhất quán thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ rõ, tham nhũng và tệ quan liêu là một trong bốn nguy
cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ; đồng thời chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh
để loại trừ nó trong đời sống xã hội. Thời gian qua, cuộc đấu tranh chống tham
nhũng ở đất nước ta đã được đẩy mạnh, tiến hành rộng khắp ở mọi cấp, mọi ngành,
lĩnh vực, tuy nhiên hiệu quả còn thấp bởi nhiều lý do khác nhau.
Thực hiện nghị
quyết của Đại hội XII, trong năm 2017 vừa qua cuộc đấu tranh này đã thực sự có
hiệu quả, đem lại niềm tin trong nhân dân và xã hội, bắt đầu từ những tuyên bố
vào cuộc “nhóm lò” từ đầu năm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tỏ rõ quyết
tâm của Trung ương Đảng và cả hệ thống chính trị. Cụ thể là, với sự chỉ đạo quyết
liệt, toàn diện, kịp thời, cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo
và các đồng chí Phó Trưởng ban chỉ đạo, sự nỗ lực cố gắng, trách nhiệm cao của
các thành viên Ban Chỉ đạo, sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cơ quan chức
năng, sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương
và địa phương, những nội dung trong chương trình công tác của Ban Chỉ đạo đã được
thực hiện nghiêm túc, hoàn thành theo kế hoạch, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ,
không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ” trong công tác phòng, chống tham
nhũng, được nhân dân tin tưởng, phấn khởi, đồng tình cao, tạo hiệu ứng tích cực,
lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Rất nhiều vụ án tham nhũng lớn đã bị điều tra,
truy tố và xét xử công khai, minh bạch; những người tham nhũng bất kể là ai, chức
vụ cao thấp, tham nhũng to nhỏ đều bị điều tra, xét xử đúng pháp luật, đúng người,
đúng tội và phải chịu cúi đầu nhận tội theo những bản án nghiêm khắc của pháp
luật. Thực tế cho thấy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã đi
vào thực chất hơn, thực sự hơn và không có vùng cấm. Dư luận nhân dân và xã hội
đang đánh giá cao những kết quả đạt được của cuộc đấu tranh này trong năm 2017.
Có thể khẳng định,
từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, chưa năm nào mà cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng ở nước ta có bước đột phá lớn như năm 2017. Thành công
đó khẳng định những nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong
cuộc đấu tranh này. Vì thế, những ngôn từ và giọng điệu lạc lõng đi ngược lại với
thực tiễn của Phạm Trần không ngoài mưu toan phủ nhận những nỗ lực, quyết tâm
và thành quả của cuộc đấu tranh này. Với lập trường đối lập, thì Phạm Trần cũng
như nhiều kẻ như ông ta không muốn và không bao giờ dám đối mặt, thừa nhận sự
tiến bộ xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới,
cũng như trong cuộc đấu tranh loại trừ nguy cơ này đối với chế độ ta.
Hai là, Phạm Trần
muốn làm suy giảm lòng tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên với cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện.
Mặc dù hậu quả của
những “đại án” tham nhũng về kinh tế đối với chế độ xã hội, với Nhà nước và
nhân dân ta là rất lớn. Tuy nhiên, không phải cuộc đấu tranh này là không thể
thực hiện được. Bởi, thực tế đã có rất nhiều nước trên thế giới chống tham
nhũng thành công và có hiệu quả rất cao. Kể cả với những nước tư bản chủ nghĩa
phát triển nhất, có nền kinh tế thị trường được vận hành nhiều thiên niên kỷ
như Mỹ, các nước Bắc Mỹ, Tây Âu. Thành công lớn trong thập niên qua đối với việc
chống tham nhũng còn phải kể đến Trung Quốc. Nhiều kẻ tham nhũng đã lợi dụng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được quản lý chặt chẽ để ra
sức thu vén, chiếm đoạt tiền bạc, tài sản, vơ vét công quỹ, ngân khố của đất nước,
nhân dân hòng bỏ trốn ra nước ngoài, nhưng đã bị Trung Quốc áp dụng nhiều chính
sách, biện pháp đấu tranh, ngăn chặn rất hiệu quả, tiêu biểu là chiến dịch “đập
ruồi, đả hổ, săn cáo” của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng
đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Việc lợi dụng vấn
đề chống tham nhũng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta luôn là một chủ đề
“nóng” của những kẻ lắm lời, nhiều chuyện, nhất là của đám nghịch tặc như Phạm
Trần hiện nay. Tuy nhiên, bản chất của vấn đề mà Phạm Trần đặt ra không phải là
lo lắng cho việc chống tham nhũng thành công hay không thành công, mà đó chỉ là
nguyên cớ để Y cùng bao kẻ “ngưu tầm ngư, mã tầm mã” như Y mưu đồ tác động,
hòng lung lạc niềm tin của nhân dân, xã hội đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta
hiện nay mà thôi.
Không còn nghi
ngại gì nữa, đấu tranh chống tham nhũng thành công chính là một trong những nội
dung, biện pháp để đẩy lùi mọi nguy cơ đối với đấy nước và chế độ ta. Mọi cán bộ,
đảng viên và nhân dân ta đang thực sự vui mừng với những kết quả đấu tranh
phòng, chống tham mà Đảng, Nhà nước ta đã thu được trong năm 2017 vừa qua; đồng
thời tin tưởng chắc chắn rằng sang năm 2018 sẽ thành công to lớn hơn nữa. Những
giọng điệu độc địa của những kẻ như Phạm Trần và đồng đảng của Y không thể nào
cản đường thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh này./.
Tác giả: Quang
Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét