Xét về bản chất, XHDS có nhiều điểm tích cực: đó là hoạt động trong
khuôn khổ pháp lý và đạo lý vì mục tiêu khẳng định quyền làm chủ của nhân dân đối
với xã hội và Nhà nước. Trong đó, mỗi quan hệ giữa người với người dựa trên sự
tự thảo luận và đồng thuận với các vấn đề của cuộc sống mà không cần sự can thiệp
của Nhà nước. XHDS góp phần giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng chi phí, tinh giản
bộ máy, hoạt động hiệu quả và minh bạch; là cầu nối cho các cá nhân với Nhà nước;
cùng với Nhà nước hoạch định và tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ
trương, chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức; góp phần phát
huy các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Bản chất và mục đích hoạt động của các tổ chức XHDS thì tích cực, song
thực tiễn : các thế lực thù địch và phần tử phản động bên ngoài đặc biệt
chú trọng thúc đẩy, hình thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây, từng
bước tạo ra tổ chức đối lập, hình thành xã hội đa nguyên, đa đảng; áp đặt các
điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa theo kiểu của họ. Coi đó là phương thức
hoạt động chủ yếu nhằm chuyển hóa chế độ ở các quốc gia mà chúng nhắm tới.
Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch đang tích cực
triệt để lợi dụng XHDS tài trợ, ủng hộ cho một số Hội, nhóm để thực hiện chiến
lược “Diễn biến hòa bình” chống phá nước ta; chúng thường tập trung vào các hoạt
động cơ bản sau:
Thứ nhất, chúng cổ vũ cho các tổ chức XHDS
chính là hiện thân cho những gì tốt đẹp nhất, tuyệt đối hóa tính độc lập để tạo
ra tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; tăng cường đả kích,
xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của XHCN, tìm mọi cách xoáy sâu, thổi phồng
những hạn chế, khuyết điểm dù là nhỏ nhất của Đảng Cộng sản, hệ thống chính trị với
mục đích là phá hoại đất nước từ bên trong, tạo thế lực đối trọng với Đảng và
Nhà nước.
Thứ hai, chúng đặc biệt cổ súy cho việc bày
tỏ chính kiến, tạo thành các tổ chức độc lập tham gia vào đời sống cộng đồng,
thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội nhà báo độc
lập”, “Hội anh em dân chủ”…Thông qua các diễn đàn trực tuyến, blog cá nhân để
lôi kéo người dân tham gia để hình thành tổ chức đối lập.
Thứ ba, các thế lực bên ngoài thông qua
XHDS để tác động, chuyển hóa và hình thành đội ngũ đối lập trong nội bộ cơ quan
Đảng và Nhà nước. Thông qua triển khai các dự án tài trợ, tổ chức hội nghị, hội
thảo… các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc,
lợi dụng số cán bộ Đảng viên bất mãn, lôi kéo họ thoát ly khỏi Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, thông qua các tổ chức chính trị để
tọa đàm về quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo
tiêu chí phương Tây. Thông qua XHDS, các thế lực tìm cách lôi kéo quần chúng
nhân dân tham gia các “hoạt động vì mục tiêu chung” như: đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực, bảo vệ môi trường…tạo ra tâm lý phản kháng chống lại chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo người
dân đòi đa nguyên, đa Đảng và khởi kiện, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân
quyền và các điều ước quốc tế.
Với sự hậu thuẫn về mọi mặt từ tiền, cách thức hoạt động cũng như tinh
thân từ các thế lực thù địch bên ngoài, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động
chống đối trong nước không ngừng gia tăng hoạt động, khuếch trương thanh thế,
công khai thành lập và có nhiều hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, tụ tập
đông người, biểu tình, gây mất an ninh trật tự trên cả nước. Nổi bật là như là
“Hội Anh em dân chủ”, “Hội Cựu tù nhân lương tâm”, “Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Hội
Bầu bí tương thân”, “Phong trào Lao động Việt”, “NoU”, “8406”, “Qũy người Thượng”,
“Con đường Việt Nam”, “Hội nhà báo độc lập”. Nhận diện rõ bản chất, âm mưu, ý đồ
lợi dụng XHDS để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch nhưng đề phòng ngừa,
ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả cần sự chung tay, góp sức của cả hệ thống
chính trị đặc biệt vai trò của quần chúng nhân dân là vô cùng quan trọng. Chúng
ta hãy cùng chung sức, đoàn kết để bảo vệ bình yên của đất nước trước sự xâm
lăng của kè thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét