Xã hội dân sự (XHDS) hiểu một cách phổ thông
là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của người dân như: Công đoàn, hợp tác
xã, nhóm v.v.. thực hiện mối liên hệ giữa công dân với Nhà nước. Đó là tổng thể
các quan hệ và mạng lưới các tổ chức, hội, nhóm xã hội được hình thành và hoạt
động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
khuôn khổ pháp lý và đạo lý, cùng với Nhà nước kiểm soát và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền, phát huy dân chủ nhằm duy trì sự ổn định, cân bằng và phát triển
bền vững của Nhà nước và xã hội.
Thực trạng hoạt
động lợi dụng XHDS chống phá Việt Nam. Một là, lợi dụng XHDS để gây
sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đòi
Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Các thế lực
thù địch coi hình thành XHDS độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho
việc bảo đảm quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự
do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình...
Hai là, thông qua thúc đẩy
phát triển XHDS để tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính
trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối
lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta. Thông qua triển khai dự án tài trợ, tổ chức
hội thảo... các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua
chuộc số cán bộ, đảng viên trong nội bộ để tuyên truyền, kích động tâm lý bất
mãn, lôi kéo họ thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước…
Ba là, tìm cách thúc đẩy,
khuyến khích cán bộ, đảng viên và người dân tích cực tham gia phản biện chính
sách, phản biện xã hội, tác động và gây sức ép đòi thay đổi chính sách, hệ
thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là sửa đổi, ban hành các luật
thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu
chí phương Tây…
Thời gian tới, để
chống lại việc lợi dụng vấn đề “Xã hội dân sự” để chống phá Đảng, Nhà nước,
cần:
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng;
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn thể quần chúng và
các NGO ở Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối
với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị,
xã hội, tổ chức quần chúng.
Chủ động đổi mới nội dung, hình thức công tác
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về
bản chất XHDS, âm mưu, hoạt động lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch để tác
động chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Kiên quyết xử lý các hội,
đoàn thể, các tổ chức NGO hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối
thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ
chống đối từ bên trong...
Ðảng, Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của các tổ chức,
đoàn thể, hội, nhóm phù hợp với định hướng phát triển đất nước, đáp ứng nhu
cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cần tiếp tục nghiên cứu, đề
xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp
với đặc điểm kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh cải cách
hành chính, tăng cường đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét