Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Giải pháp đấu tranh chống luận điệu lợi dụng "Xã hội dân sự"


Suốt nhiều năm qua, các thế lực phản động, thù địch sử dụng nhiều "chiêu bài" tấn công trực diện, toàn diện công cuộc đổi mới ở nước ta. Trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, chúng đang diễn thuyết trước công chúng luận điệu về cái gọi là "Xã hội dân sự" mang tính chất phản động, nhằm mục đích phá hoại chế độ xã hội, cuộc sống yên bình của nhân dân ta, với phạm vi, cường độ hoạt động của chúng ngày càng mở rộng, gia tăng. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, phá tan luận điệu về "Xã hội dân sự" trở thành nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụđấu tranh chống luận điệu "Xã hội dân sự" toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục. Trong mối quan hệ với chiến lược "Diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch đang triển khai chống phá cách mạng nước ta, thì những luận điệu "Xã hội dân sự" của chúng là một chiêu bài trong chiến lược đó. Quá trình truyền bá "Xã hội dân sự" theo kiểu "mưa dầm", chúng đã gieo rắc nhiều tư tưởng xấu vào xã hội ta. Tính chất nguy hại của chiến lược "Diễn biến hòa bình", cùng các thủ đoạn đi cùng mà chúng đang sử dụng sớm được Đảng ta phát hiện, đánh giá, dự báo, cảnh báo, đề ra giải pháp chiến lược ứng phó.

Thực hiện chủ trương của Đảng "ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch", các tổ chức của hệ thống chính trị và các lực lượng đã vào cuộc rất khẩn trương. Nhiều âm mưu, thủ đoạn truyền bá các lý thuyết xã hội "dân chủ, nhân quyền, dân sự", cùng với những hành động chống phá (gây rối làm mất trật tự trị an, lôi kéo dân chúng chống chế độ...) đã bị phát hiện, xử lý theo đúng pháp luật.


Để nâng cao chất lượng công tác, đòi hỏi trước hết, cán bộ tuyên truyền, giáo dục phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, có hiểu biết sâu rộng "các lý thuyết" xã hội "dân chủ, nhân quyền, dân sự", có phương pháp tư duy khoa học trong phân tích, đánh giá, đưa ra những nhận định đúng đắn về các luận điệu "Xã hội dân sự" mà chúng đang truyền bá vào Việt Nam. Trong thực hiện tuyên truyền, giáo dục, phải luôn chủ động bám sát thực tiễn, nắm vững các hoạt động tuyên truyền "Xã hội dân sự" của chúng (các dạng luận điệu, phương thức và lực lượng truyền bá, phương tiện sử dụng, địa bàn và đối tượng tập trung); đồng thời nắm bắt tư tưởng, nội tình trong nhân dân.

Đấu tranh chống các luận điệu "Xã hội dân sự" là nhiệm vụ khó khăn, quyết liệt, lâu dài, muốn đạt kết quả mong muốn, cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi lực lượng, nhất là trách nhiệm của lực lượng chuyên trách. Biết phối hợp, liên kết chặt chẽ các lực lượng, khai thác và phát huy tối đa "công hiệu" các phương tiện (đài truyền hình, đài phát thanh, mạng internet, các mạng xã hội...), tạo thành "thế trận" đấu tranh rộng lớn, liên tục, vững chắc.

Hai là, giải quyết dứt điểm những khiếu kiện và những vấn đề mới nảy sinh, chăm lo đời sống nhân dân. Xét về mục đích, các giọng điệu trong truyền bá "Xã hội dân sự" nằm trong mục đích chung của chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

Do nhiều yếu tố tác động, nhất là công cuộc đổi mới đất nước ngày càng mở rộng nội dung, phạm vi, với tốc độ khẩn trương, xuất hiện nhiều vấn đề mới, dẫn đến một số biểu hiện trì trệ, lúng túng trong xem xét, giải quyết. Chính điều này đã và đang là "cái cớ" để các thế lực thù địch truyền bá "Xã hội dân sự", nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội; kích động, lôi kéo nhân dân khiếu kiện, chống lại cơ quan Đảng, chính quyền.

Quá trình đấu tranh chống lại luận điệu "Xã hội dân sự" phải có sự "tương tác" của nhiều hoạt động, trong đó có việc kịp thời giải quyết dứt điểm những khiếu kiện trong nhân dân và những vấn đề mới nảy sinh theo đúng pháp luật, không tạo ra "cái cớ" để kẻ địch lợi dụng, kích động, xuyên tạc; cần củng cố lòng tin trong nhân dân, tăng thêm sự bình yên của xã hội.

Luận điệu trong truyền bá "Xã hội dân sự" rất đa dạng, chứa đựng nhiều lời lẽ mang tính bịp bợm, mị dân; để đạt được mục đích, chúng còn dùng thủ đoạn lợi dụng những khó khăn của đời sống nhân dân. Phá tan các luận điệu "Xã hội dân sự" là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, rất cần sự "chung sức, chung lòng" của toàn dân.

Cùng với giải quyết dứt điểm các tồn đọng, khiếu kiện của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là các tổ chức trong hệ thống chính trị phải thường xuyên bám sát địa bàn, nắm vững thực trạng nhân dân để có chủ trương, biện pháp thiết thực giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức, ổn định cuộc sống; tăng cường khả năng bảo vệ, duy trì an ninh trật tự trên các địa bàn dân cư.

Ba là, tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, xây dựng phát triển lực lượng chuyên trách. Những kết quả từ cuộc đấu tranh mang lại là sự đóng góp của nhiều lực lượng, trong đó, Đảng, Nhà nước đóng vai trò rất lớn: Phân tích, đánh giá chính xác diễn biến tình hình, đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn; lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng triển khai thực hiện.

Hiện nay, lực lượng truyền bá "Xã hội dân sự" không dừng lại ở những chiêu bài cũ, mà còn thiết lập ra những phương thức tinh vi, hiểm độc hơn, đặt ra cho Đảng, Nhà nước phải tăng cường hơn nữa năng lực trong lãnh đạo, điều hành.

Trong thời điểm hiện tại, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, làm sáng rõ lý thuyết, luận điệu "Xã hội dân sự"; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân; thực hiện có nền nếp công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.


Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, nhất là xây dựng cán bộ đứng đầu cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao hơn nữa hiệu lực hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo trong xử lý các vấn đề tồn đọng, nảy sinh, bảo đảm tính "kịp thời, công minh, khách quan, hiệu quả"; tăng cường "định hướng chính trị" trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; củng cố, phát triển lực lượng chuyên trách đủ số lượng, chất lượng tốt, xứng đáng làm lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng - lý luận trên các địa bàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...