Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

NVB40 - KHÁCH QUAN KHI ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

 

Cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), các thế lực thù địch lại tìm cách phê phán bình đẳng giới ở nước ta không được bảo đảm. Họ phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm bình đẳng giới, vu cáo Việt Nam không có bình đẳng giới, Việt Nam phân biệt đối xử với phụ nữ, quyền của phụ nữ Việt Nam “bị đối xử nghiêm trọng, bị bỏ rơi”.

Họ rêu rao, dưới chế độ “đảng trị”, phụ nữ bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế và “Đảng chỉ đưa ra những con số mị dân, lừa bịp chị em”, cho rằng, bị phân biệt đối xử là “nỗi thống khổ của phụ nữ dưới chế độ đảng trị”! Đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc của những kẻ đội lốt dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. Tung ra những luận điệu xảo trá như vậy, mục đích của các thế lực thù địch nhằm gây ra sự phân tâm, hoài nghi của nhân dân, trong đó có một bộ phận phụ nữ về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới, công tác phụ nữ. Từ đó, họ cố gắng gieo rắc tâm lý mặc cảm, tự ti đối với phụ nữ, làm cho phụ nữ thiếu tin tưởng về vị trí, vai trò của mình đối với gia đình, cộng đồng xã hội. Tìm cách gieo rắc tư tưởng bị phân biệt, kỳ thị, làm giảm sự chung tay, cống hiến đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội, thậm chí gây tư tưởng chia rẽ giữa phụ nữ các vùng miền, phụ nữ giữa các thành phần, dân tộc. Đó là thái độ thiếu khách quan, nhằm mục đích xấu.

Sự thật không phải như vậy. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký kết tham gia công ước CEDAW (là tên viết tắt của “Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18/12/1979) ngày 29/7/1980 và được phê chuẩn vào ngày 27/11/1981. Đồng thời, luôn thực hiện nghiêm những điều ước của CEDAW mà Việt Nam là một thành viên. Cho nên, ở Việt Nam không có chuyện “quyền chính trị của phụ nữ tham gia chính trường có sự phân biệt” và không “vi phạm nhân quyền, mà cụ thể là Công ước CEDAW” như họ cáo buộc.

vậy, để tạo lập sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, khoản 1 và khoản 3, Điều 26 Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Để tạo lập quyền được ưu tiên của phụ nữ, khoản 2, Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”.

Trước đó, ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bình đẳng giới, tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; trong đó, có lĩnh vực chính trị. Tiếp đó, ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW thể hiện rõ quan điểm về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”.

Với những nỗ lực, tích cực nêu trên, sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị đất nước đã có sự tăng lên. Tính đến 31/12/2021, cả nước có tổng số công chức, viên chức nữ trên 1,3 triệu người. Trong hệ thống chính trị cấp ủy Đảng, hiện có 19 nữ là Ủy viên Ban Chấp hành (UVBCH) Trương ương Đảng khóa XIII, chiếm 9,5%. Nhiệm kỳ 2020-2025, cấp tỉnh có 466 nữ là UVBCH, chiếm 13,3%, 104 nữ là Ủy viên Thường vụ (UVTV), chiếm 10,75%; cấp huyện có 6.376 nữ là UVBCH, chiếm 17,3%, 1.459 nữ là UVTV, chiếm 13,2%; cấp xã có 62.170 nữ UVBCH chiếm 20,8%, 1.459 nữ UVTV chiếm 13,2%. Trong hoạt động Nhà nước, tại Quốc hội khóa XV có 151 nữ đại biểu Quốc hội, chiếm 30,26%; trong đó có 3 Chủ nhiệm, 16 Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, 36 lãnh đạo các cấp vụ. Nhiệm kỳ 2021-2026, có 1.079 nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh, chiếm 29%; cấp huyện có 6.584 nữ, chiếm 29,2%; cấp xã 69.487 nữ, chiếm 28,9%; trong đó, có 14 nữ Chủ tịch, 34 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, thành phố.

Thực tiễn trên chứng tỏ bình đẳng giới ở Việt Nam được bảo đảm tốt. Rất mong những người còn có cái nhìn sai lệch, thiển cận hãy nghiên cứu kỹ thực tiễn bình đẳng giới đang được thực hiện ở Việt Nam để nhìn khách quan, trung thực vấn đề này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...