Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bước vào giai đoạn bùng nổ.
Phát triển hết sức nhanh chóng nhiều loại công nghệ mang tính đột phá như trí
tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn,… đã
biến không gian mạng trở thành một bộ phận không thể thiếu của đời sống, xã
hội, đem lại nhiều tiện ích cho con người, song cũng bị các thế lực thù địch
lợi dụng để phát tán các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, phản động trên
mạng xã hội, internet, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đe dọa đến an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động vẫn thường xuyên rêu rao, xuyên tạc rằng Luật An ninh mạng đã cấm công dân sử dụng Facebook, Google, zalo, youtube, là rào cản trong kinh doanh, làm khó doanh nghiệp… nhằm lái dư luận hiểu sai bản chất của Luật, chúng ra sức vu cáo, kích động, lừa bịp người dân rằng: Luật An ninh mạng Việt Nam vi phạm nhân quyền, “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”, “xâm phạm quyền riêng tư”; chỉ có Việt Nam và Trung Quốc sử dụng Luật An ninh mạng, Luật An ninh mạng là bước lùi... và phản đối, đòi xóa bỏ Luật An ninh mạng.
Như chúng ta đã biết Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia có dân số
sử dụng Internet cao nhất thế giới, đồng thời cũng là quốc gia trong nhóm bị
tấn công mạng nhiều nhất. Tính đến năm 2019, Việt Nam đã có hơn 60 triệu người
sử dụng internet, chiếm hơn 60% dân số, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng
người sử dụng internet... Khi chưa có Luật An ninh mạng, các thế lực thù địch
đã triệt để lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta
hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa;
xuyên tạc, thậm chí phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng lợi dụng Internet
tuyên truyền, khoét sâu những thiếu sót trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước, cũng như những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để gây dao động về tư tưởng, gây mất
lòng tin, thiếu đồng thuận trong nhân dân, kích động, chia rẽ nội bộ để chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta… đe dọa an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Đứng trước những thách thức đó Luật An ninh mạng Việt Nam ra đời
được ví như “lũy thép pháp lý” bền vững để bảo đảm cho Tổ quốc và nhân dân ta
luôn được bảo đảm an toàn trên không gian mạng, góp phần bảo vệ nền tảng tư
tảng của Đảng, điều đó khiến hoạt động của các thế lực thù địch, những kẻ cơ
hội chính trị có mưu đồ xấu, đi ngược lại với con đường cách mạng mà Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam đã chọn bị bế tắc vì mất đi mảnh đất màu mỡ là lợi
dụng không gian mạng trong tham vọng chống phá cách mạng nước ta cũng như xâm
phạm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân trên không gian mạng. Vì vậy,
chúng điên cuồng chống phá, kích động, vu khống Luật An ninh mạng, đòi xóa bỏ
Luật An ninh mạng là điều rất dễ hiểu.
Không phải chỉ có Việt Nam sử dụng Luật An ninh mạng, mà đã có 138
quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng.
Việc ban hành Luật An ninh mạng tại Việt Nam là phù hợp với tinh thần của Hiến
chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn về quyền con người của Đại hội đồng Liên hợp
quốc (1948) và các văn bản khác có liên quan, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với xu thế của thế giới, góp phần đắc
lực trong việc triển khai bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, đấu tranh với các
hoạt động sử dụng Internet để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội. Luật An ninh mạng không ngăn cản,
xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Vì, các hoạt động liên lạc, trao
đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin vẫn diễn ra bình thường trên không gian mạng,
không hề bị ngăn cản, cấm đoán miễn là những hoạt động đó không vi phạm pháp
luật của Việt Nam. Công dân có thể làm bất cứ điều gì trên không gian mạng mà
pháp luật Việt Nam không cấm. Luật An ninh mạng bảo vệ cho các hoạt động tự do
ngôn luận, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Các quy định của Luật
An ninh mạng, bảo đảm thông tin cá nhân được bảo vệ chặt chẽ. Các cơ quan chức
năng có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
và đời sống riêng tư của cá nhân và tổ chức trên không gian mạng. Các hành vi
như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay
đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của
người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị chế tài xử lý.
Luật An ninh mạng Việt Nam chỉ yêu cầu cung cấp thông tin khi
người dùng có hành vi vu cáo, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta, đe dọa
an ninh quốc gia trên không gian mạng. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh
mạng theo quy định của Luật chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người
sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng
văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tuyệt đối không được
lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật. Từ đó cho thấy,
Luật An ninh mạng ra đời là cần thiết và không hề xâm phạm đến “quyền tự do
ngôn luận”, “quyền riêng tư” của mọi công dân, phòng ngừa, xử lý các hành vi sử
dụng không gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp
phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Vì vậy để bảo vệ và thực hiện Luật
an ninh mạng cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo
chí, truyền thông và đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh phản bác kịp thời
với các hoạt động lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vu cáo, xuyên tạc
chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam trên không gian mạng.
Hai là, tích cực
tuyên truyền về Luật An ninh mạng sâu, rộng trong nhân dân và các bộ, đảng viên
với nội dung và hình thức phù hợp. Chú trọng các biện pháp thuyết phục, giáo
dục, giải thích để để tất cả mọi người hiểu đúng về Luật An ninh mạng, có ý
thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ bản chất khoa học của Luật An
ninh mạng, và nghiêm túc chấp hành, không vi phạm những quy định của Luật khi
tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Ba là, các lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, đội ngũ cán bộ của các cơ quan báo chí,
truyền thông, lực lượng báo cáo viên, giảng viên lý luận chính trị và tất cả
cán bộ, đảng viên, phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi không gian
mạng để kịp thời phát hiện những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc nền
tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước của các thế lực thù địch, phải yêu cầu gỡ bỏ,
và đấu tranh phản bác kịp thời.
Bốn là, tổ chức
đấu tranh vạch trần những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên không gian mạng, làm cho mọi tầng lớp nhân
dân, cán bộ, đảng viên nhận rõ mục tiêu sâu xa của các quan điểm sai trái, thù
địch. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước trên không gian mạng.
Năm là, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm những quy định của Luật An ninh
mạng, từ đó, chủ động phát hiện những hành vi sai phạm, xu hướng lệch lạc của
các cá nhân, tổ chức để có biện pháp ngăn chặn. Đối với những kẻ cố tình phá
hoại, chống đối cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp
luật.
Những mức
phạt được quy định cụ thể: Người
nào vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội mà đưa lên
mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như
sau:
Về xử phạt hành
chính: Mức xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Điều 101, Nghị định Số:
15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử là
từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Về xử lý hình
sự: Theo Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin
sai sự thật… xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự
theo quy định tại Điều 288, Bộ luật Hình sự về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Người nào thực
hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Đưa lên mạng máy
tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu
không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326
của Bộ luật này; Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai
hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính,
mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; Hành vi khác sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Lợi dụng quyền
quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở
lên;
Luật An ninh mạng ra đời, đáp ứng
tốt yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, là “lũy thép pháp
lý” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nên thường xuyên bị các thế lực thù địch
vu cáo, xuyên tạc, đòi xóa bỏ Luật. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần
phải nâng cao tinh thần cảnh giác, không ngừng nâng cao hiểu biết, kiến thức về
Luật An ninh mạng, chấp hành nghiêm chỉnh Luật, tham gia phát triển lành mạnh
các hoạt động kinh tế, xã hội trên không gian mạng, góp phần bảo vệ vững chắc nền
tảng tư tưởng của Đảng ta, đồng thời lên án, đấu tranh với những luận điệu vu
cáo, xuyên tạc Luật an ninh mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét