Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực đặc
biệt, có vai trò quyết định đến tiến trình phát triển lâu dài của đất nước,
không những thế, nó còn tác động đến mọi gia đình, mọi con người trong xã hội.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, số đối tượng cơ hội chính trị thực hiện
chiến lược diễn biến hòa bình trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh
vực Giáo dục và Đào tạo để chuyển hóa thế hệ trẻ. Đây là một ngón đòn thâm độc
được các thế lực thù địch tập trung thực hiện. Chúng xác định Giáo dục và Đào
tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thực hiện tự diễn biến, tự chuyển
hóa, hướng lái nền giáo dục Việt Nam đi theo quỹ đạo mới.
Trên nhiều trang
mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức chống đối, thù hằn với Việt Nam như Việt
Tân, Tiếng Dân News… đang lan truyền những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách
quan nhằm bôi lem, vấy bẩn nền giáo dục Việt Nam. Lợi dụng một số khó khăn, bất
cập, mặt trái của nền giáo dục, các “nhà bình loạn” đã chụp mũ, đổ lỗi cho chế
độ, cho Đảng, chính quyền. Những kẻ này rêu rao cho rằng “chính quyền không
quan tâm đến giáo dục; việc đưa ra chủ trương bảo đảm công bằng trong giáo dục
để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt ở vùng sâu, vùng khó khăn, đồng bào
các dân tộc thiểu số chỉ là nhằm mị dân”, “nền giáo dục Việt Nam đầy bất công,
tiêu cực”, “nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục dối trá từ trên xuống dưới. Mới
đây nhất, ngày 15/10/222, trên trang Blog Tiếng Dân, đối tượng Trân Văn phát
tán bài “Giáo dục và chưa biết khi nào trời mới trở sáng”. Mục tiêu mà các đối
tượng hướng đến là làm suy giảm uy tín của nền giáo dục; phủ nhận thành tựu
giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng bất mãn, chống
đối với chính quyền.
Có thể khẳng định, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, những năm qua, giáo dục luôn được xác định là “quốc sách
hàng đầu”. Đại hội XIII của Đảng xác định định hướng phát triển: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và
trọng dụng nhân tài…”. Nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt
của Giáo dục và Đào tạo, toàn Đảng, toàn dân ta đã cùng nhau chăm lo, xây dựng
một nền giáo dục đại chúng, nhân văn và tương đối phát triển. Nhờ có một nền
giáo dục phát triển mà đất nước ta đổi mới thành công và đang từng bước khẳng
định vị thế trong quá trình hội nhập với thế giới. Những thành quả đạt được của
giáo dục Việt Nam qua các cuộc thi học sinh giỏi, thi Olympic các môn; sự thành
công của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học người Việt trên thế giới đã chứng
minh điều đó. Trong một hệ thống giáo dục rộng lớn, phát triển đa diện, không
tránh khỏi có những sai lầm. Nhất là trong thời đại mọi yếu tố đều phát triển
rất nhanh, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, thì điều đó càng khó tránh
khỏi. Cho nên một số lỗi, một số khuyết điểm của cả giáo viên và học sinh, một
số sai sót trong các khâu của giáo dục không thể đổ lỗi cho cả hệ thống. Do đó
cần cảnh giác với một số luận điểm của các thế lực thù địch lợi dụng việc cải
cách, đổi mới căn bản Giáo dục và Đào tạo để thực hiện mưu đồ ở những nội dung
sau:
Một là, xuyên tạc đường lối
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Một số yếu
kém trong Giáo dục và Đào tạo được họ khai thác triệt để, cho rằng đó là do lỗi
của sự lãnh đạo và quản lý, ở đây họ chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà
không hề thấy những thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được, những thành quả
đó là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước XHCN. Mặt khác, họ
còn xuyên tạc là do thể chế chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư
tưởng cho nên chương trình, nội dung nặng nề và họ đòi bỏ phần giáo dục lý luận
chính trị.
Hai là, thổi phồng một số hiện
tượng tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của
nhân dân vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước XHCN. Cả hệ thống chính trị cũng như ngành Giáo dục
và Đào tạo đang tự làm lành mạnh, trong sạch bên trong, quá trình này tất yếu
phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển, đương nhiên những
cái đó cần được lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc lên án này không được quy chụp
cho cả hệ thống giáo dục, không được xuyên tạc từ một vài hiện tượng để đi đến
kết luận bản chất.
Ba là, sùng ngoại, bài nội
trong vấn đề giáo dục. Nhiều người chưa biết giáo dục các nước như thế nào,
nhưng lại nức tiếng khen họ và chê bai nền giáo dục nước nhà. Một số khác cố
gắng dành dụm để cho con mình ra nước ngoài học bằng được để mong con mình hơn
con người. Có thể nói, giáo dục Việt Nam phải xây dựng từ điều kiện tự nhiên,
về văn hóa, về con người, từ kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam kết hợp với
những thành quả khoa học của nhân loại. Giáo dục nước ngoài mặt này, mặt khác
tiến bộ khi chúng ta nhìn vào, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả trong điều
kiện cụ thể của nước ta, cho nên chúng ta chỉ có thể tham khảo, tiếp thu những
điểm, những cách làm xét thấy phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng
ta không đóng cửa, nhưng cũng không thái quá trong vấn đề mở của giáo dục.
Đảng, Nhà nước ta xác định giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then
chốt để phát triển đất nước. Trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình
trong nước và quốc tế, đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng 4.0, giáo dục và
đào tạo càng có ý nghĩa, vai trò quan trọng. Thời
gian tới, chúng ta cần tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương
trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội
nhập quốc tế, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức, giáo dục phải tập trung rèn luyện
đạo đức, nhân cách, tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và
lịch sử dân tộc. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ; quan tâm hơn
nữa đến phát triển giáo dục ở miền núi, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Cùng với đó, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để tạo nền tảng thúc đẩy giáo
dục./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét